Sự biến động của công chức cấp xã theo độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 55)

Bảng 2.3. Sự biến động theo độ tuổi của CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016.

Độ tuổi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Từ 30 tuổi trở xuống 13 13 14

Từ 31 đến 40 tuổi 142 150 152

Từ 41 đến 50 tuổi 39 41 47

Từ 51 đến 60 tuổi 44 48 40

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng về cơ cấu độ tuổi chiếm phần lớn nhất là từ 31 đến 50 tuổi (trên 50%), số CC trong độ tuổi này cũng tăng lên theo từng năm. Số CC trong độ tuổi từ 31 đến 50 được xem là độ tuổi đạt đến độ chín của sự nghiệp, vì độ tuổi này có thâm niên và nhiều kinh nghiệm công tác.

Về độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ thấp, đây là lực lượng quan trọng trong mỗi tổ chức, họ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; năng động, luôn có sự khát khao cống hiến, phấn đấu vươn lên trong công việc. Tuy nhiên, điểm hạn chế của CC trong độ tuổi dưới 30 là thiếu kinh nghiệm công tác thực tiễn.

Để thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ CC cấp xã, UBND TP Quảng Ngãi đã ban hành Đề án tiếp nhận và hợp đồng sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại UBND xã, phường giai đoạn 2012 – 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 5662/QĐ-UBND ngày 14/9/2012) và định hướng sẽ tuyển dụng những sinh viên này làm CC cấp xã khi trống biên chế. Tuy nhiên, hiện nay số lượng CC cấp xã dưới 30 tuổi trên địa bàn TP Quảng Ngãi vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc đẩy mạnh thu hút và có chính sách thu hút CC độ tuổi dưới 30 về công tác tại UBND xã, phường là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo nên lực lượng nhân sự kế cận có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của Chương trình Cải cách hành giai đoạn 2011 - 2020.

2.2.4.Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của công chức cấp xã

Trình độ chuyên môn: Công chức cấp xã là lực lượng gần dân nhất, trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn tốt, phải có tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực mình được đảm nhận. Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của CC cấp xã TP Quảng Ngãi trong 3 năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016

Tổng

Trình độ chuyên môn

Năm Chưa qua

số CC Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

đào tạo

2014 238 0 100 8 127 3

2015 252 0 125 8 118 1

2016 253 1 148 8 96 0

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Quảng Ngãi Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng trình độ chuyên môn của CC cấp xã TP Quảng Ngãi có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm theo hướng tích cực. Năm 2014, số CC cấp xã có trình độ chuyên môn là cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 45%, trong khi đó số CC cấp xã có trình độ chuyên môn là trung cấp hơn 53%. Đến năm 2016, tỷ lệ CC cấp xã có trình độ chuyên môn là cao đẳng, đại học tăng lên hơn 61% và tỷ lệ CC cấp xã có trình độ chuyên môn là trung cấp giảm xuống còn 38%. Bên cạnh đó, đến hết năm 2016 tất cả CC cấp xã đều được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

số 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 của Thành uỷ Quảng Ngãi về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã phường; các chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại các xã, phường,... chắc chắn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CC cấp xã TP Quảng Ngãi tiếp tục được nâng lên.

Trình độ Lý luận chính trị: Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì mỗi một người CC cũng cần phải đáp ứng tốt về trình độ lý luận chính trị, nắm bắt cơ bản hệ thống kiến thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần củng cố niềm tin, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân. Trong thời gian qua TP Quảng Ngãi đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CC cấp xã của TP. Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ ở cơ sở. Trình độ lý luận chính trị của CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi trong 3 năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Trình độ lý luận chính trị của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016

Trình độ lý luận chính trị Năm Tổng số CC

Cao cấp Trung Sơ cấp Chưa qua

cấp đào tạo

2014 238 0 79 58 101

2015 252 0 124 52 76

2016 253 0 134 67 52

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Quảng Ngãi Qua kết quả bảng 2.5, chúng ta thấy rằng số CC cấp xã được đào tạo lý luận chính trị có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Đến năm 2016 có 79,5% số CC cấp xã đã qua các lớp đào tạo về lý luận chính trị, trong đó số có

năm 2013 là 101 người (42,44%), đến năm 2016 con số này giảm xuống còn là 52 người (20,55%). Điều này, đòi hỏi trong những năm đến TP Quảng Ngãi cần tiếp tục quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho CC để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn CC cấp xã theo Quyết định số 04/2004 ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ.

Trình độ quản lý Nhà nước: Việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước cho đội ngũ CC có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của TP Quảng Ngãi cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã của TP Quảng Ngãi. Số lượng CC cấp xã của TP Quảng Ngãi được cập nhật, bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian qua được thể hiện như sau sau:

Bảng 2.6. Trình độ quản lý Nhà nước của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016

Tổng số

Trình độ quản lý Nhà nước

Năm Chuyên viên Chuyên Bồi Chưa qua bồi

CC

chính viên dưỡng dưỡng

2014 238 0 0 23 215

2015 252 0 0 47 205

2016 253 0 2 138 113

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Quảng Ngãi.

Qua bảng thống kê trên cho thấy, số CC cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước trong 3 năm qua tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, số CC cấp xã chưa được bồi dưỡng về quản lý Nhà nước hiện nay còn nhiều (chiếm tỷ lệ 44,66%). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới thành phố Quảng Ngãi cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước cho

2.3. Sự cần thiết khách quan phải tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Phải khẳng định rằng, trong những năm qua, đội ngũ CC cấp xã của TP Quảng Ngãi đã và đang góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của TP, xây dựng một TP năng động và thân thiện, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh; CC cấp xã của TP là những người trực tiếp làm cho tiến trình cải cách hành chính theo hướng hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao của tỉnh trở thành hiện thực, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền TP Quảng Ngãi. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn không ít CC cấp xã của TP hiện nay làm việc thiếu tích cực, thiếu sự năng động, sáng tạo, nhũng nhiễu, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... dẫn đến sự trì trệ, làm mất lòng tin của nhân dân.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu tích cực lao động của CC công chức, nhưng nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh giữa các CC dẫn đến tình trạng CC ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên, do đó không phát huy được tinh thần sáng tạo của CC. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ còn bộ lộ những tiêu cực, yếu kém rõ rệt từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đề bạt CC chưa minh bạch, còn có tiêu cực; việc sắp xếp chưa phù hợp chuyên môn, đúng người đúng việc. Hệ quả là giảm chất lượng đội ngũ CC, gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc của công chức. Đặc biệt chế độ đãi ngộ đối với CC còn chưa đủ sống. Những nguyên nhân khách quan trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính tích cực lao động của CC cấp xã của TP Quảng Ngãi.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã khẳng định: xây dựng và phát triển Thành phố Quảng Ngãi trở thành đô thị “năng động và thân thiện”, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và khoa học – công nghệ của tỉnh, là địa bàn động lực tác động

chi phối đối với sự phát triển chung toàn tỉnh; xây dựng chính quyền thật sự trong sạch, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ công tin và giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ CC TP thực sự chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức trong sáng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, hết lòng phục vụ cộng đồng, Nhân dân. [5, tr 58].

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đòi hỏi đội ngũ CC TP nói chung và CC cấp xã của thành phố nói riêng phải có đủ năng lực, trình độ và nhiệt huyết trong công việc. Do vậy, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ CC cấp xã là sự cần thiết khách quan, có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước ở cơ sở của TP Quảng Ngãi.

2.4. Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Tạo động lực làm việc cho CC cấp xã có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) cấp xã. Có không ít các nhà lãnh đạo của TP Quảng Ngãi cho rằng, động cơ thúc đẩy CC cấp xã làm việc chỉ cần chú trọng về chính sách tiền lương ưu đãi là đủ. Cách nhìn nhận này thiếu toàn diện và thiếu tính hệ thống. Trên thực tế, để kích thích được tính tích cực làm việc cho CC nói chung và CC cấp xã nói riêng cần quan tâm đến cả một hệ thống các yếu tố như môi trường làm việc, công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, bố trí sử dụng; tiền lương, khen thưởng... Trong thời gian qua, TP Quảng Ngãi đã chú trọng đến công tác tạo động lực làm việc cho CC cấp xã, điều đó đã kích thích được tính tích cực, hăng hái làm việc, hết lòng vì mục tiêu chung của tổ chức.

Để có cách nhìn cụ thể, khách quan hơn về tạo động lực làm việc cho CC cấp xã hiện nay trên địa bàn TP Quảng Ngãi, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra đối với 110 CC ở 11 xã, phường của TP Quảng Ngãi (Có phụ lục kèm theo).

Kết quả nghiên cứu về thực trạng tạo động lực qua khảo sát thực tiễn được tác giả phân tích trên những giác độ khác nhau. Cụ thể:

2.4.1. Về môi trường làm việc của công chức (điều kiện cơ sở, vật chất và điều kiện tinh thần)

Môi trường làm việc luôn được các cá nhân quan tâm và coi trọng vì đây là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ khi CC có chuyên môn và có những điều kiện vật chất phù hợp thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt công việc được giao. Môi trường làm việc bao gồm công cụ vật chất, các thiết bị văn phòng, các kỹ năng phục vụ cho công việc… Bên cạnh các điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc, người làm việc trong tổ chức luôn muốn có được mối quan hệ tốt với mọi người trong cùng một tổ chức – đây được xem là điều kiện tinh thần. Khi nhà quản lý chủ động hoặc khuyến khích cho CC tạo ra bầu không khí làm việc thân thiện trong tổ chức, thì cũng có thể đem lại hiệu quả nhất định. Vì vậy, các nhà quản lý phải hiểu được quan điểm của các cá nhân, chia sẻ suy nghĩ và mục tiêu của họ.

Đề cập tới môi trường làm việc cho CC cấp xã trên địa bàn TP Quảng Ngãi, tác giả phân tích trên hai tiêu chí là điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện về tinh thần.

Về điều kiện vật chất:

Việc đầu tư, trang bị vật chất cho cơ quan HCNN cấp xã đã được UBND TP Quảng Ngãi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Kế hoạch cải cách hành chính của TP Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2015, đã xác định: rà soát và lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang trụ sở các cơ quan hành chính thuộc TP và UBND xã, phường; tiếp tục đầu tư trang thiết bị làm việc hiện đại, đảm bảo nhiệm vụ quản lý, thực hiện tốt chương trình hiện đại hoá nền hành chính theo quy định của Chinh phủ; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và quy trình xử lý công việc của từng cơ quan, đơn vị; nâng cấp và sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử TP; thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.[8, tr 5].

Từ năm 2014 đến 2016, có 7 trụ sở UBND xã, phường của TP đã được sửa chữa, nâng cấp để bố trí, mở rộng thêm phòng làm việc, tăng cường ánh sáng, không gian trồng cây xanh và lắp đặt thêm các trang thiết bị như: máy vi tính, kết nối mạng, bàn làm việc, quạt, máy điều hoà,... Tính đến cuối năm 2016, toàn TP Quảng Ngãi có 15/23 xã, phường (chiếm 65,22%) đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế nên vẫn còn 8 trụ sở UBND xã (chiếm 34,78%) chưa được trang bị đầy đủ vật chất để đạt chuẩn theo quy định, những xã này đều là những xã trước đây thuộc huyện Sơn Tịnh và huyện Tư Nghĩa chuyển giao về cho TP Quảng Ngãi theo Nghị quyết 123/2013/NQ-CP, UBND TP Quảng Ngãi chưa bố trí được vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, phục vụ tốt quá trình giải quyết công việc của CC; ở những xã này do thiếu phòng làm việc nên dẫn đến có từ 3 đến 5 người ngồi chung một phòng.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của CC cấp xã TP Quảng Ngãi hiện nay được thống kê như sau:

Bảng 2.7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của CC cấp xã TP Quảng Ngãi

Nội dung Số lượng Ghi chú

1. Phòng làm việc 98

- Có phòng riêng 62 Phòng riêng của CC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 55)