Nội dung của quyền khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 26 - 31)

1.2.2.1. Quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng

Quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai, GPMB là quyền cơ bản của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất. KNHC trong lĩnh vực đất đai, GPMB được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật Khiếu nại 2011, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bản chất của quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai, GPMB là việc người sử dụng đất theo quy định của pháp luật khiếu nại và pháp luật đất đai, đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết KNHC xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đặc trưng của quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai và GPMB là chủ thể của khiếu nại về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai, nội dung của khiếu nại về đất đai rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, khiếu nại về đất đai, GPMB phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như chính trị, kinh tế, xã hội; đối tượng của khiếu nại về

đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất của các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai nếu không hòa giải được, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì có thể khiếu nại lên các cơ quan hành chính hoặc khởi kiện vụ án ra tòa án tùy từng trường hợp. Người sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) có quyền khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai như:

Các quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại rất đa dạng, cơ bản gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất... Các hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại: hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của các cơ quan nhà nước, CB, CC nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định đã nêu trên.

Hiện nay, quyết định, hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai thường tập trung vào các lĩnh vực: giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa; thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt...). Vi

phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất như: không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định; từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện; thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân hay làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ [4].

1.2.2.2. Quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị

Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng các công trình tăng lên nhanh chóng và công tác quản lý đô thị có nhiều diễn biến phức tạp.

Hiện nay, quyền KNHC trong lĩnh vực xây dựng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản. Về thủ tục khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn. Về nội dung được điều chỉnh bởi nhiều văn bản như: Luật Xây dựng 2014, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Tài nguyên nước 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012... và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với xây dựng, nguyên tắc cơ bản là bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các

công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ngoài ra, phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Quyền KNHC của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng là việc cá nhân, tổ chức khiếu nại các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước, CB,CC có thẩm quyền quản lý xây dựng. Các quyết định, hành vi trong quản lý hoạt động xây dựng khá đa dang, có thể phân chia thành:

Một là, khiếu nại các quyết định, hành vi trong khảo sát xây dựng như: lập

quy hoạch xây dựng, ập dự án đầu tư xây dựng, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, hiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán; thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; định giá xây dựng; kiểm định xây dựng.

Hai là, khiếu nại các quyết định, hành vi xử phạt vi phạm trật tự xây dựng:

hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định; hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp; hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác; hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng...

Đối với quản lý đô thị, đây là lĩnh vực rất đa dạng như quản lý dân cư, môi trường, nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, quản lý chợ, phòng chống tệ nạn xã hội... Trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã có những quyết định, hành vi mà công dân, tố chức cho rằng các quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của họ và tiến hành khiếu nại.

1.2.2.3. Quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực chế độ chính sách

Quyền KNHC trong lĩnh vực chế độ chính sách có nội dung đa dạng, có thể khái quát thành các nhóm:

- Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc làm, lao động, tiền lương, tiền công, an toàn vệ sinh lao động.

Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về người nghèo, tín dụng cho người nghèo.

- Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về chính sách người có công, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ, cấp phát, quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến.

- Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo vệ - chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội; việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện quyền trẻ em, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến chế độ chính sách của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Nội dung các chế độ chính sách được quy định trong nhiều văn bản như Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Bộ Luật lao động 2012, Luật Giáo dục 2012, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Trẻ em 2016, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005... và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)