Nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 63 - 69)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, công tác quản lý hành chính

còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong quản lý đất đai, quản lý tài chính, đền bù GPMB, quản lý đô thị, chế độ chính sách... còn lỏng lẻo. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh Lào Cai, thành phố Lào Cai đã được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư nhiều công trình dự án, như hoàn thiện xong tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai tạo sự thuận lợi trong phát triển du lịch, kinh tế - xã hội, mở rộng các khu công nghiệp Phố Mới, khu công nghiệp Tả Lỏng, khu công nghiệp Kim Thành, cửa khẩu Kim Thành giáp với Trung Quốc tạo thuận lợi cho sự thông thương hàng hóa, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án một số công trình xây dựng không thực hiện quyết toán và công khai tài chính gây thắc mắc trong nhân dân. Công tác quản lí đất đai còn nhiều bất cập cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu nại của công dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, một số đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh

Lào Cai về việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại. Khiếu nại phát sinh hoặc có giải quyết thì qua loa đại khái, không dứt điểm. Có trường hợp cán bộ tiếp dân còn vắng mặt tại cơ quan khi người dân đến khiếu nại; tình trạng đến cơ quan đi muộn, về sớm còn rất phổ biến. Bên cạnh đó công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu nại chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên.

Thứ ba, xuất phát từ chính đội ngũ CB, CC trong thực thi công vụ trong công tác tiếp dân, giải quyết KNHC có trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa đủ năng lực để tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại của công dân. Trong công tác quản lý, điều hành công vụ còn chưa tận tâm, tận lực với công việc. Bởi lẽ, một phần CB, CC được làm việc tại cơ quan trước đó đã làm ở những bộ phận khác được điều động, luận chuyên sang, kiến thức về giải quyết khiếu nại còn hạn chế điều này cũng gây cản trở tới hiệu quả giải quyết nại trên địa bàn thành phố.

Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu, giải quyết khiếu nại, thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực hạn chế, chưa chủ động làm hết trách nhiệm, còn xem nhẹ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số địa phương chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm đơn thư, khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, từ khi mới phát sinh; dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, phường nhưng chưa được tập trung chỉ đạo giải quyết hoặc có giải quyết nhưng giải quyết chưa dứt điểm đã lập hồ sơ chuyển lên thành phố dẫn đến giải quyết rất khó khăn, phức tạp

Thứ tư, trình độ nhận thực về chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật

KNHC nói riêng của người dân còn hạn chế nên tỷ lệ khiếu nại sai còn cao. Một bộ phận người dân đi khiếu nại, mặc dù cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng trình tự thủ tục nhưng do tư tưởng được thua nên vẫn cố tình không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của UBND cấp xã, thành phố. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng gây kích động, xúi giục việc khiếu nại ở địa phương càng trở nên phức tạp. Trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, việc hòa giải đóng vai trò quan trọng; song không được công nhận về mặt pháp lý, dẫn đến việc các bên mặc dù đã ký biên bản hòa giải vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại, tiếp dân đến việc giải quyết kéo dài. Ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận trong nhân dân chưa cao một số bộ phận người dân do không nắm rõ về pháp luật nên đã vi phạm, một số người mặc dù có hiểu biết pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử lý thì ngoan cố tiếp tục khiếu nại, khiếu nại vượt cấp làm cho sự việc thêm khó khăn giải quyết.

Thứ năm, chính sách pháp luật về KNHC, về chuyên ngành trên các kĩnh vực còn nhiều bất cập, thay đổi thường xuyên. Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại còn bất cập, ví dụ như việc quy định thời hạn giải quyết trong thời hạn 30 ngày, trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, song thực tế giải quyết dứt điểm thì thời hạn theo quy định của luật là quá ngắn, nhiệm vụ khó giải quyết vì rất phức tạp liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành…). Về tổ chức đối thoại: Khoản 2 Điều 30 Luật Khiếu nại quy định: “Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại”[33]. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã là người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì quy định này là không phù hợp vì không thể người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản cho chính bản thân mình là người bị khiếu nại. Hơn nữa, trong trường hợp này ý nghĩa của việc tổ chức đối thoại cũng khó mà đảm bảo khi người chủ trì cuộc đối thoại cũng là một bên của cuộc đối thoại.

Ngoài ra, về vấn đề đình chỉ giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại còn nhiều bất cập.

Cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý trên các lĩnh vực còn bất cập, chưa đồng bộ, phức tạp, nhất là các chính sách pháp luật về đất đai, đền bù và GPMB, thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, về bảo hiểm, chính sách người có công... khiến cho việc quản lý của nhà nước và thực hiện của người dân gặp nhiều khó khăn.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề

thuộc về lịch sử để lại, nhất là những vấn đề liên quan đjến đất đai, nhà cửa… qua các thời kỳ cải tạo trước đây. Nhiều vụ việc đến nay vẫn chưa có chủ trương, chính sách cụ thể làm căn cứ giải quyết. Một số sự việc liên quan đến các thời kỳ lịch sử trước đây Quốc hội đã có Nghị quyết không xem xét lại, nhưng người khiếu nại vẫn “đeo đẳng” đề nghị được giải quyết, làm cho vụ việc đây dưa kéo dài.

Mặt khác, trong quá trình đô thị hóa do nhu cầu phát triển kinh tế, việc GPMB thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra ở khắc nơi, cả thành thị và nông thôn ảnh hưởng không ít đến đời sống việc làm của người dân. Ở một số nơi do bị thu hồi đất để giải phong mặt bằng xây dựng công trình giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới… và chỉnh trang đô thị làm cho quỹ đất canh tác bị thu hẹp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của một bộ phận người dân vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nhiều nơi, trong quá trình triển khai công tác GPMB đã phát sinh khiếu nại do việc đền bù không đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu công khai dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng, thậm chí có trường hợp còn bớt xén tiền, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân.

Hai là, công tác giải quyết KNHC là một trong những công việc khó khăn,

đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở một số xã, phường, UBND thành phố còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm. Đội ngũ CB, CC làm công tác giải quyết KNHC chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay. Tình trạng chắp vá, đội ngũ làm công tác giải quyết KNHC còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị nên tình trạng khiếu nại vượt cấp vẫn tiếp tục xẩy ra.

Ba là, công tác quản lý nhà nước về KNHC chưa tốt nên kết quả, hiệu quả

giải quyết chưa cao. Việc nắm tình hình khiếu nại, tố cáo chưa chắc, việc theo dõi, thống kê các vụ việc khiếu nại chưa kịp thời, thực tế còn bị động, lúng túng trong chỉ đạo xử lý tình huống phức tạp xẩy ra; kế hoạch giải quyết ở các cấp chưa cụ thể, từng cấp chưa làm đầy đủ trách nhiệm, còn bị động đối phó, chưa giải quyết các vấn đề cơ bản, nhất là cơ chế, chính sách và trong chỉ đạo điều hành, số lượng vụ việc khiếu nại tồn đọng vẫn còn nhiều; những vụ việc phát sinh mới có nơi chưa giải quyết kịp thời. Hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính…) lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết.

2.3.3.3. Bài học kinh nghiệm

Qua phân tích để nhận rõ những nguyên nhân của thực trạng khiếu nại, tố cáo của công dân và kết quả giải quyết từng vụ việc cụ thể, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, cần tăng cường thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh khiếu nại. Nơi nào thiếu công khai, minh bạch, quyết sách nào thiếu dân chủ, công bằng và buông lỏng công tác quản lý để xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thì sẽ gây ra bức xúc trong dư luận xã hội, làm phát sinh khiếu nại.

Hai là, cán bộ thực thi nhiệm vụ phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tôn trọng, lắng nghe nhân dân thì mới giải quyết thấu tình, đạt lý, dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh. Nếu giải quyết hời hợt, né tránh thì Nhân dân càng bức xúc, dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp, làm cho tình hình thêm phức tạp, vấn đề giải quyết càng thêm khó khăn.

Ba là, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tham gia đối thoại, hòa giải, thuyết phục, giải thích thì vụ việc sẽ giải quyết hiệu quả hơn. Nếu thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì nhiều vụ việc sẽ được giải quyết ngay tại cơ sở.

Bốn là, đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quan tâm, chủ động rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người, coi đây là việc làm thường xuyên; tranh thủ sự hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm phối hợp, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương cùng với sự vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật vào thực tiễn thì sẽ giải quyết dứt điểm. Đồng thời, coi trọng và kiên trì vận động, thuyết phục công dân tôn trọng và chấp hành chính sách, pháp luật và cách quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được kiểm tra, rà soát kỹ;

kiên quyết đấu tranh, xử lý đối với các trường hợp lợi dụng gây rối, kích động, xúi giục, làm cho vụ việc thêm phức tạp.

Năm là, chú trọng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết với công tác giải quyết khiếu nại. Chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt sâu sát dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, mâu thuẫn trong nhân dân để phản ánh, đề xuất giải quyết đúng pháp luật không để xảy ra tình trạng khiếu kiện sai, vượt cấp, đông người.

Sáu là, ban chỉ đạo các cấp phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tìm ra những điểm còn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, việc giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, sự chỉ đạo linh hoạt và quyết liệt của UBND thành phố, nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị và các xã, phường nên công tác giải quyết đơn KNHC trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định; công tác thẩm tra, xác minh, chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, đảm bảo khách quan, chính xác, phù hợp và đúng với các quy định pháp luật; việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại bảo đảm công khai, dân chủ, làm rõ nội dung vụ việc, xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế vụ việc để có biện pháp giải quyết dứt điểm; quyền KNHC của các tổ chức, cá nhân có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, quyền KNHC của cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Lào Cai còn nhiều tồn tại, hạn chế ở trê các nội dung: tiếp công dân, tổ chức bộ máy nhân sự, đất đai, GPMB, xây dựng, quản lý đô thị, chế độ chính sách. Quyền KNHC chưa được bảo đảm. Nguyên nhân của tình trạng trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Hệ thống pháp luật, chính sách bất cập; tổ chức bộ máy yếu; năng lực cán bộ hạn chế; nhận thức của nhân dân không đồng đều... đã cản trở việc thực hiện quyền KNHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)