Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2.3.1. Ưu điểm
Nhờ có sự tham mưu của cơ quan thanh tra, cùng với sự kết hợp của các cơ quan ban ngành mà công tác giải quyết KNHC của UBND thành phố Lào Cai đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác giải quyết khiếu nại, lãnh đạo thành phố đã tạo điều kiện cho cơ quan Thanh tra chủ động phát huy vai trò tham mưu, đề xuất cho UBND thành phố kịp thời giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng của người dân, không để tình trạng phát sinh khiếu kiện đông người xảy ra ở địa phương. Viêc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, cán bộ đã tổ chức đối thoại công khai, giải thích và phân tích cho người dân hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung đơn khiếu kiện. Điều này đã giúp cho người dân thông hiểu và khiếu kiện đúng sự thật, nâng cao chất lượng của các quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng khắp, có nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền với nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, qua đó tạo những chuyển biến tích cực về ý thức pháp luật nói
chung, pháp luật khiếu nại nói riêng trong cán bộ và nhân dân. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng được quan tâm, hàng năm có kế hoạch tham gia các lợp đào tạo bồi dưỡng của Thanh tra Tỉnh góp phần nâng cao trình độ, kiến thức. Việc thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại cũng đã kịp thời phát hiện những sơ hở, yếu kém của cấp xã từ đó đưa ra các giải pháp sử lý tích cực, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại.
Nhìn chung, UBND thành phố Lào Cai, đã thực hiện tốt vai trò của cơ quan nhà nước trong giải quyết KNHC. Trong thực tế hoạt động gặp nhiều khó khăn những cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KNHC, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Trong những năm qua, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai, các cấp nghành... đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản về quản lý đất đai, GPMB, tạo cơ chế phối hợp về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.
Công tác chỉ đạo, điều bành, ban hành văn bản được quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản quản lý trong xây dựng, nhà ở và quản lý đô thị.
Ban hành Quy chế quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là văn bản hướng dẫn quan trọng, có nhiều quy định đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết KNHC nói chung, KNHC việc thực hiện chế độ chính sách nói riêng.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, công tác giải quyết đơn thư KNHC của các cơ quan thành phố Lào
Cai còn chậm, công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại ở nhiều nơi thiếu quyết liệt, chưa toàn diện, có chỉ đạo nhưng thiếu sự kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Mặc dù Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Khiếu nại quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại của công dân nhưng việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vẫn còn những hạn chế, mặt khác chưa có
văn bản quy định chế tài các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thủ trưởng các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc chậm hoặc không trả lời các kiến nghị, khiếu nại của công dân đã được Thường trực HĐND chuyển đến nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Thứ hai, một số địa phương, cơ quan của thành phố chưa tập trung giải quyết
dứt điểm đơn thư, vẫn còn tình trạng giải quyết chậm trễ, chỉ chú ý giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến chất lượng giải quyết, giải quyết dứt điểm, thấy sai mà không chịu sửa, bao che những vi phạm; Cấp ủy, chính quyền địa phương, một số ngành chức năng chưa chủ động làm hết trách nhiệm, còn xem nhẹ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Một số địa phương chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm đơn thư, KNHC ngay từ cơ sở, từ khi mới phát sinh; dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, phường nhưng chưa được tập trung chỉ đạo giải quyết hoặc có giải quyết nhưng giải quyết chưa dứt điểm đã lập hồ sơ chuyển lên thành phố dẫn đến giải quyết rất khó khăn, phức tạp.
Thứ ba, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm quyền KNHC chưa
cao, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại được thưc hiện nhưng chưa triệt để; qua thanh tra, mặc dù phát hiện nhiều vi phạm nhưng việc xử lý vi phạm sau thanh tra chưa nghiêm. Chính vì vậy hiệu quả thanh tra trách nhiệm mới dừng lại ở mục đích nêu lên sai phạm và phòng ngừa là chính việc xử lý sai phạm chủ yếu là kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, đôn đốc là chính nên chưa thực sự có tác dụng ngăn chặn vi pham pháp luật trong giải quyết KNHC.
Thứ tư, vấn đề tuyên truyền pháp luật, bồi dưỡng cán bộ vẫn còn nhiều hạn
chế. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn ở nhiều nơi còn sơ sài, mang tính hình thức, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu. Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại tuy đạt được những kết quả nhưng vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn nặng về hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các cơ quan hành chính nhà
nước trên địa bàn thành phố đều chưa có tủ sách pháp luật tại trụ sở tiếp công dân để người dân có thể tham khảo, cập nhật những quy định mới nhất của nhà nước liên quan đến vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại chậm được đổi mới, số chương trình, tiết học còn ít, chưa chuyên sâu; đội ngũ giảng viên chưa được kiện toàn và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Hiện vẫn còn nhiều cán bộ chưa được dào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.3.2.1. Hạn chế về thực hiện quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng
Việc giải quyết đơn thư, KNHC về đất đai, GPMB trên địa bàn thành phố của nhiều cơ quan, ban ngành còn nhiều yếu kém, nhiều cơ quan còn thiếu trách nhiệm trong việc thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, thụ lý hay không thụ lý giải quyết cũng không thông báo bằng văn bản lý do không thụ lý, hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định; một số vụ việc thu thập thông tin, tài liệu không đầy đủ làm cho kết luận thiếu chính xác, đến khi công dân yêu cầu thực hiện đúng pháp luật thì có thái độ né tránh, đùn đẩy nên công dân từ chỗ không đồng tình dẫn đến bức xúc, tiếp tục khiếu nại với thái độ gay gắt, dẫn đến khiếu nại vượt cấp. Cách giải quyết khiếu nại của nhiều cơ quan hành chính hành nước còn cứng nhắc (nhất là cấp xã), sợ trách nhiệm, thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Một số cấp chính quyền chưa tập trung chỉ đạo tiếp nhận, giải quyết kịp thời đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền; còn rất nhiều vụ việc giải quyết chậm trễ, kết luận thiếu chính xác, xử lý vi phạm không nghiêm.
Điển hình như việc khiếu nại quá lâu dẫn đến việc nhân dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp: “Theo thông tin vụ việc thì ngày 19/06/2014, UBND TP Lào Cai lần lượt ban hành các Quyết định số: 1996/QĐ-UBND, 1997/QĐ-UBND và 1999/QĐ-UBND thu hồi đất đối với ông Phạm Văn Kha, bà Phạm Thị Nghĩa và bà Phạm Thị Nga. Sau khi ban hành các quyết định thu hồi đất của 03 ông bà trên UBND TP. Lào Cai đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ công trình. Cho rằng Quyết định số 79/QĐ-UBND của
UBND TP Lào Cai là chưa thỏa đáng, chưa đúng với quy định của pháp luật cả 03 ông bà trên đã khiếu nại đến chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Không đống ý với các nội dung giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cả 03 ông bà trên đồng loạt khởi kiện UBND TP Lào Cai ra tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai và được tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thụ lý và giải quyết” [36].
2.3.2.2. Hạn chế về thực hiện quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị
Một là, năng lực quản lý đô thị và giải quyết quyền của công dân, tổ chức
trong quản lý đô thị còn yếu, chậm chạp. Là một tỉnh miền núi nhưng tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi năng lực quản lý xây dựng, quy hoạch, quản lý đô thị còn kém, năng lực CB, CC chưa cao, nhiều người không được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nên chất lượng quản lý và giải quyết KNHC chưa cao.
Hai là, vấn đề quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị còn bất cập, thay đổi
thường xuyên dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện gia tăng, quyền lợi của nhân dân chưa được đảm bảo.
Ba là, nhận thức, thói quen của nhân dân trong việc xây dựng, tuân thủ quy
tắc sinh sống đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, mang nặng lối sống của đồng bào dân tộc. Vì vậy, việc thức hiện các quy định về giấy phép xây dựng, quy hoạch, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, họp chợ... chưa được thực hiện nghiêm. Khi các cơ quan nhà nước xử phạt, cưỡng chế thì người dân phản ứng rất gay gắt.
2.3.2.3. Hạn chế về thực hiện quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực chế độ chính sách
- Quyền KNHC trong lĩnh vực chế độ chính sách chưa được đảm bảo. Số lượng đơn thư trong lĩnh vực này tuy có ít hơn so với đất đai, GPMB nhưng việc giải quyết còn chậm, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân, nhất là đối với chính sách người có công, cải tạo, nâng cấp nhà ở.
- Hệ thống các văn bản, chính sách của trung ương, địa phương về chính sách xã hội rất nhiều, thay đổi thường xuyên, gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan
nhà nước, nhân dân (nhất là đồng bào dân tộc, người nghèo, người già trên địa bàn thành phố Lào Cai) thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực chế độ chính sách chưa rõ ràng, chồng chéo; năng lực, ý thức, trách nhiệm của CB,CC quản lý, giải quyết KNHC chưa đồng đều, bài bản, chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Nhận thức của nhân dân, các tổ chức còn hạn chế, nhất là tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nước cao trong khi hiểu biết pháp luật, chính sách hạn chế, dẫn đến việc khiếu nại sai cơ quan, vượt cấp phổ biến.