Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị
Để thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật và các chính sách. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan khác. Các văn bản tập trung quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị; Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về cây xanh đô thị; Quy hoạch cây xanh đô thị; Nội dung quản lý nhà nước về cây xanh đô thị,…
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý cây xanh trên địa bàn cấp tỉnh; Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý cho chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên trách quản lý cây xanh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các văn bản quy định về quản lý cây xanh, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển cây
xanh đô thị. Sở Giao thông vận tải hoặc sở Xây dựng chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương cũng phải ban hành kịp thời các chính sách phát triển cây xanh đô thị. Các chính sách phải khuyến khích và động viên các cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị.
1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị
Cùng với pháp luật và chính sách thì quy hoạch, kế hoạch cũng được coi là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng cho quá trình quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng như việc phát triển xây xanh đô thị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện sẽ ban hành các quy hoạch về cây xanh đô thị như quy hoạch phát triển cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển công viên cây xanh đô thị, quy hoạch phát triển quỹ đất cho phát triển cây xanh đô thị,… Các quy hoạch này là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị.
Các đồ án quy hoạch xây dựng cây xanh đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ đất cây xanh đô thị theo các quy định. Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn ươm cây[1].
Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội dung sau:
+ Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới, khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị.
+ Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh.
Ngoài việc xây dựng các quy hoạch về cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn cũng ban hành các kế hoạch để xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Các kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các đơn vị và xác định rõ tiến độ thực hiện.
1.2.4.3. Đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Việc đầu tư, phát triển cây xanh đô thị cũng là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng như phát triển cây xanh đô thị. Cơ sở hạ tầng cho phát triển và quản lý nhà nước về cây xanh đô thị bao gồm nhiều loại khác nhau như hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất,… Đây là những điều kiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Ngoài ra trên địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp cũng chú trọng việc đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị. Các công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các giải pháp phát triển và quản lý cây xanh đô thị. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều có những khoản nhất định phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực cây xanh đô
thị. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học này sẽ do cơ quan được tham mưu quản lý nhà nước về cây xanh đô thị (Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải) phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và các cơ quan có liên quan thực hiện. Việc nghiên cứu khoa học phải gắn liền và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
1.2.4.4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy hoạch về cây xanh đô thị
Để triển khai thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách, quy hoạch, đề án về cây xanh đô thị thì việc tăng cường tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn là hết sức cần thiết. Việc hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến nhằm làm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức và các cá nhân tổ chức hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các quy định của nhà nước liên quan đên cây xanh đô thị.
Nội dung của công tác tuyên truyền và phổ biến tập trung vào việc tuyên truyền các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, về vai trò, ý nghĩa của việc phát triên cây xanh đô thị, quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân tổ chức trong việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị. Việc tuyên truyền, phổ biến có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như Pano, Áp phích, tổ chức các cuộc thi,…
Để tổ chức triển khai thực hiện việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì việc xây dựng bộ máy và nhân sự là công việc hết sức cần thiết. Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất thực hiện. Trong đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao cho Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn các sở, ban ngành khác cũng thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cần xây dựng đội ngũ nhân sự nắm vững các nghiệp vụ về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Việc triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về cây xanh đô thị cũng là hết sức cần thiết. Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tại tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức cấp phép cho các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị như cấp phép trồng mới, cấp phép chặt, đốn hạ các cây xanh đô thị. Việc tổ chức cấp phép đối với các hoạt động này cần thực hiện theo đúng với các quy định pháp luật của nhà nước.
1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về cây xanh đô thị
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý nhà nước về cây xanh đô thị nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra và xử lý với các hành vi vi phạm.
Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:
+ Kiểm tra tình hình trồng và chăm sóc các loại cây để phát hiện các cây hư hỏng.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về tuân thủ các quy định liên quan đến cây xanh đô thị.
+ Tiếp nhận các phản ánh kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra
được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất[2]
1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh