Tăng cường xã hội hóa về cây xanh đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 95 - 104)

Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô

3.2.7. Tăng cường xã hội hóa về cây xanh đô thị

Trong công tác quản lý nhà nước hiện nay trên các lĩnh vực thì xã hội hóa là một giải pháp được tính tới. Trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì việc xã hội hóa là hết sức cấp thiết. Xã hội hóa trong công tác quản lý về cây xanh đô thị nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào công tác quản lý và phát triển cây

xanh đô thị. Việc xã hội hóa cũng góp phần giảm sức ép về ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Khuyến khích xã hội hoá công tác quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và phát triển vườn ươm cây theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các hoạt động dịch vụ cung cấp giống, cây trồng, trồng và chăm sóc, duy trì cây xanh đô thị được thực hiện theo hợp đồng với phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị là tiền đề thuận lợi để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển cây xanh, bảo vệ thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư trong đô thị nói riêng và cư dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Từ đó, động viên các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp tích cực về công sức, tài chính trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; hỗ trợ các đơn vị quản lý cây xanh thực hiện tốt công tác duy trì cây xanh trong điều kiện nhân lực, thiết bị của đơn vị còn nhiều hạn chế, thiếu thốn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt một phần ngân sách Thành phố chi cho các hoạt động công ích, sử dụng đồng vốn của ngân sách Nhà nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ nhất, khuyến khích các cá nhân tổ chức trong việc trồng cây xanh đô thị

Ủy ban nhân dân Thành phố cần khuyến khích các cá nhân tổ chức trồng cây xanh trong vườn. Việc trồng cây xanh này cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của các cơ quan nhà nước. Đối với các tổ chức cũng cần khuyến khích họ trồng cây xanh trong khuôn viên tổ chức. Mỗi cá nhân, tổ chức chủ động trồng cây xanh sẽ xây dựng được mảng cây xanh tương đối lớn cho Thành phố. Thực hiện chủ trương mỗi nhà trồng một cây xanh theo quy hoạch và giao cho các hộ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trước nhà[26]. Đối với các dự án khu dân cư đô thị cần đưa các mảng xanh, công viên cây xanh thành một tiêu chuẩn để cấp phép và phê duyệt các dự án này.

Cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào trồng cây trong nhân dân trên địa bàn Thành phố. Cần lồng ghép, huy động sự đóng góp của người dân tham gia

trồng cây xanh trên các tuyến đường, tuyến phố ở khu dân cư sinh sống. Khuyến khích trồng cây xanh trên các rẻo đất trống, hành lang an toàn giao thông, các vùng cách ly công trình xử lý rác, công trình mai táng, nghĩa trang; sử dụng các bãi rác khi ngừng hoạt động chuyển thành vườn ươm cây xanh. Khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh, đặc biệt trồng và chăm sóc cây trước mặt nhà, trên các tuyến phố theo quy hoạch và các quy định về chủng loại cây được duyệt.

Các cơ quan Nhà nước cần vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ở mặt tiền đường phố xây dựng bồn hoa, trồng hoa, thảm cỏ theo quy định; vệ sinh xung quanh gốc cây, trồng thảm hoa, thảm cỏ trong bồn trồng cây có sẵn, trên một số tuyến phố chính. Đồng thời vận động nhân dân (các hộ gia đình hoặc các hội đoàn thể) trong các khu dân cư tập trung làm tốt công tác bảo vệ cây xanh ở vườn dạo đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Tiến tới, vận động nhân dân đóng góp kinh phí để chăm sóc duy trì cây xanh, bảo vệ cây xanh ở vườn hoa, vườn dạo trong khu vực để duy trì cảnh quan cây xanh, tạo nơi thư giãn nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng.

Thứ hai, tăng cường kêu gọi đầu tư đối với các dự án phát triển cây xanh đô thị

Hiện nay ngân sách đầu tư cho phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, để phát triển cây xanh đô thị, ngoài nguồn vốn ngân sách, cần huy động nguồn lực trong nhân dân. Đặc biệt Thành phố cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực cây xanh. Và để làm được điều đó, phải có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư; công khai quy hoạch và danh sách các danh mục kêu gọi đầu tư; xúc tiến đầu tư có hiệu quả; lồng ghép dự án công viên, cây xanh đô thị với dự án sinh lời khác. Thực hiện phương thức bồi hoàn đối với các chủ dự án khi thực hiện các dự án đô thị. Phương thức kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển mảng xanh và sẽ được bù lại bằng việc khai thác kinh doanh ở một số địa điểm với mức độ nào đó. Phương thức này được xác định thích hợp đối với các khu đất dự trữ, đất hành lang an toàn giao thông hoặc đất tại các cây cầu. Chẳng hạn như khi nhà đầu tư bỏ vốn phát triển mảng xanh tại các dạ cầu, họ có thể được khai thác một số dịch vụ như giữ xe, lập

nhà kho chứa vật tư ngay bên dưới dạ cầu đó. Cần huy động đóng góp của các doanh nghiệp vào việc phát triển cây xanh đô thị.

Nâng cao vai trò của các chủ đầu tư trong kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn giống cây xanh đưa ra trồng trong các dự án và trồng thay thế cây đốn hạ (thời gian qua hầu như chưa được quan tâm). Vận động các chủ đầu tư được Thành phố cho phép khai thác quỹ đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trồng cây xanh, chăm sóc cho cây phát triển ổn định, sau 2 - 3 năm bàn giao cho Thành phố quản lý, chăm sóc.

Để tăng cường công tác xã hội hóa thì Ủy ban nhân dân Thành phố cần sớm ban hành đề án xã hội hóa và ban hành các văn bản pháp lý cho việc xã hội hóa. Các văn bản cần quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quá trình xã hội hóa.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường tuyên truyền, vận động để các cá nhân tổ chức thấy được ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển cây xanh đô thị. Để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm trong việc phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị. Đối với chủ các dự án đô thị cũng cần tăng cường tuyên truyền để họ nhận thức được lợi ích của việc phát triển cây xanh đô thị trong các dự án của họ. Hiện nay việc xây dựng các mảng xanh, công viên cây xanh trong các dự án đem lại nhiều lợi ích kinh tế và tăng tính cạnh tranh của các dự án. Hiện nay cá nhân, tổ chức thường lựa chọn các dự án có thiết kế mảng xanh, cây xanh, công viên, do đó các chủ đầu tư cần lưu ý đến điều này.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được đề cập tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Để xây dựng các giải pháp, luận văn đã dựa trên các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị, phát triển bền vững cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực cây xanh đô thị. Đặc biệt các giải pháp xây dựng còn dựa trên các định hướng của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển đô thị bền vững.

Các giải pháp mà luận văn đề xuất thể hiện nhiều khía cạnh của công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị như hoàn thiện các quy định pháp lý, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,… Các giải pháp của luận văn đưa ra cũng xuất phát từ những nguyên nhân hạn chế được đề cập trong chương 2.

KẾT LUẬN

“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân góp phần quan trọng vào việc vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn đinh chính trị và thúc đây quá trình hội nhập”[4]. Cây xanh đô thị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống cũng như xây dựng cảnh quản đô thị. Phát triển cây xanh đô thị nhằm hướng tới xây dựng đô thị bền vững cũng như phát triển bền vững ở Việt Nam. Do đó việc phát triển và đảm bảo cây xanh đô thị là trách nhiệm của tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội mà trước hết là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức. Việc quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị là một vấn đề cấp thiết và đang đặt ra đối với các cấp chính quyền ở Việt Nam. Là một trong những đô thị lớn nhất của Việt Nam, việc quản lý Nhà nước vê cây xanh đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết.

Từ kết quả hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý, kết hợp với việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là dựa trên những nguyên nhân của hạn chế, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp mà luận văn đề xuất thể hiện nhiều phương diện khác nhau của công tác quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị. Để thực hiện được các giải pháp này đòi hỏi các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần tiến hành thực hiện một cách đồng bộ. Ngoài ra còn cần sự phối hợp và tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. “Phát triển cây xanh đô thị là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu trí quan trọng của xã hội văn minh, hiện đại nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm giàu đẹp”[4]. Do đó các cá nhân, tổ chức cần tăng cường tham gia vào công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện luận văn, với tinh thần, thái độ nghiêm túc và sự nỗ lực hết mình, tác giả luôn bám sát định hướng để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, vì vậy luận văn đã đạt được

các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, bản thân là người làm thực tiễn, cũng như năng lực nghiên cứu hạn chế do đó luận văn không tránh khỏi những sai sót. Một số nội dung luận văn chưa thể đi sâu nghiên cứu và phân tích mà chỉ dừng lại ở việc khái quát. Tuy nhiên các nội dung nghiên cứu của tác giả luận văn có thể áp dụng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình công tác cũng như ở bậc nghiên cứu cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư Số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 về hướng dân quản lý cây xanh đô thị, Hà Nội.

2. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về quản lý cây xanh đô thị, Hà Nội.

3. Phạm Anh Dũng – Lê Tiến Tâm (2012), Giáo trình cây xanh đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng - Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội.

7. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Ngọc Đăng (2014), “Vai trò của cây xanh đô thị trong cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Báo Nhân dân.

9. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Công viên cây xanh thành phố Hồ Chí Minh: Sự hình thành, xu hướng sử dụng, phát triển và các vấn đề tồn tại, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội- Số 03.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, NXB Khoa học kỹ thuật – Hà Nội.

11. Tô Ngọc Liễn (2014), Giải pháp cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Lào Cai.

12. Nguyễn Thị Quế (2007), Tìm hiểu hiện trạng và việc thực hiện quy hoạch phát triển cây xanh đô thị ở Tp. Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.

14. Đặng Thị Diễm Quỳnh (2013), Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh bóng mát ở một số đường phố của quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.

15. Sở Giao thông vận tải – Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Kỷ yếu hội thảo An toàn cây xanh đô thị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Sở Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và kế hoạch năm 2014 của khối công viên, cây xanh đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của khối công viên, cây xanh đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và kế hoạch năm 2016 của khối công viên, cây xanh đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch năm 2017 của khối công viên, cây xanh đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo tình hình sự cố cây xanh đô thị giai đoạn 2011-2016, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Lê Xuân Thái, “Quy hoạch cây xanh theo hướng phát triển đô thị xanh bền vững”.

22. Triệu Tùng (2016), “Xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị”, Báo Đà Nẵng.

23. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND ngày 18/8/2004 về ban hành quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quy hoạch cây xanh đô thị giai đoạn 2011-2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 về Phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Quy chế phối hợp vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)