Bài học kinh nghiệm đúc rút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 38 - 43)

Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút

Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà các địa phương đã thực hiện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị như sau:

Một là, về mặt nhận thức

Cần giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Ngoài ra cũng cần nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý cây xanh đô thị.

Hai là, về mặt thể chế, chính sách

Cần phải ban hành kịp thời các văn bản để cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản này. Các văn bản pháp luật cần chi tiết hóa các nội dung quản lý nhà nước cũng như phân

định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân.

Ba là, về xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị. Quy hoạch cây xanh đô thị cần đồng bộ với các quy hoạch khác ở quy hoạch đô thị như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch công viên,… Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần ban hành kịp thời các kế hoạch trong quản lý cây xanh đô thị.

Bốn là, về mặt tổ chức, nhân sự

Cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại địa phương. Trong đó chú trọng kiện toàn các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị

Năm là, về triển khai thực hiện

Cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Trong đó cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách.

Sáu là, về công tác thanh tra, kiểm tra

Trong công tác quản lý nhà nước vê cây xanh đô thị cần tăng cường công tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó cần có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.

Tiểu kết chương 1

Cây xanh đô thị là những cây được trồng ở khu vực đô thị. Cây xanh đô thị đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan đô thị cũng như việc cải thiện môi trường sống đô thị. Để cây xanh đô thị phát triển thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tăng cường quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Việc quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị sẽ góp phần đảm bảo phát triển cây xanh đô thị, đảm bảo cho pháp luật, kế hoạch về cây xanh đô thị được thực thi đầy đủ. Để quản lý nhà nước về cây xanh đô thị đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Cùng với đó là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về cây xanh đô thị đến với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn mình quản lý. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, các quy hoạch kế hoạch về cây xanh đô thị.

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên địa bàn cấp tỉnh. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở luận văn để tiếp cận thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên một địa bàn cụ thể ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, cùng với việc đầu tư cải tạo, xây dựng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm rất lớn tới việc phát triển cây xanh đô thị nhằm tô điểm Thành phố thêm xanh tươi, sạch đẹp và mỹ quan hơn. Các dự án, chương trình phát triển cây xanh đô thị ngày càng được chú trọng và thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh đều có quỹ đất hợp lý cho việc phát triển các dự án cây xanh đô thị.

Thành phố đã tiến hành nhiều dự án cải tạo mở rộng phát triển cây xanh đô thị và công viên cây xanh đô thị hiện hữu và xây dựng mới các công viên cây xanh bằng cách tận dụng quỹ đất từ việc chỉnh trang đô thị tại các khu nhà ở lụp xụp, ven và trên kênh rạch, các công trình không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường; các khu xây dựng mới đồng thời phát triển cây xanh đường phố, các mảng xanh dọc trục đường… đa dạng về chủng loại, tạo cảnh quan đặc thù cho từng khu vực và trên từng tuyến đường, nhằm nâng dần chỉ tiêu đất cây xanh bình quân đầu người.

Những chương trình, dự án cụ thể đều dựa trên lợi ích thiết thực của cây xanh đô thị: giúp cải thiện khí hậu, hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô nhiễm không khí nhờ lá cây hấp thụ bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, làm cho môi trường đô thị ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, trong việc tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc đô thị thì hệ thống công viên cây xanh là một thành phần không thể thiếu, giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ và đô thị thêm văn minh, hiện đại.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thì hiện nay, Sở Giao thông vận tải quản lý 130.036 cây với khoảng 180 loài. Trong đó[19]:

Cây xanh trong công viên là 7.380 cây với 127 loài được phân loại như sau: + Loại cây mới trồng: 539 cây

+ Loại 1: 2.773 cây + Loại 2: 3.035 cây

+ Loại 3: 1.033 cây

Cây xanh trên đường phố: có khoảng 122.656 cây với 180 loài, được phân loại như sau:

+ Loại cây mới trồng: 16.105 cây + Loại 1: 60.159 cây

+ Loại 2: 30.662 cây + Loại 3: 5.730 cây

Theo thống kê của các quận, huyện, nhóm nghiên cứu cập nhật tính đến tháng 12/2014, công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố hiện có 551,2817 ha.

- Hiện trạng công viên cây xanh phân theo khu vực[24]:

Thành phố hiện có 551,2817 ha công viên cây xanh, đạt bình quân 0,69 m2/người, trong đó:

+ Khu vực nội thành cũ (13 quận) với diện tích là 333,0558 ha, chiếm 60,41 % tổng diện tích, đạt bình quân 0,82 m2/người.

+ Khu vực quận mới (6 quận) với diện tích là 171,0935 ha, chiếm 31,04 % tổng diện tích, đạt bình quân 0,73 m2/người.

+ Khu vực ngoại thành (5 huyện) với diện tích là 47,1324 ha, chiếm 8,55% tổng diện tích, đạt bình quân 0,31m2/người.

+ Nhiều khu cây xanh sử dụng công cộng đô thị có chất lượng không cao, chủng loại cây trồng không phong phú, ít loài, ít họ thực vật. Bên cạnh đó, số loài không phù hợp còn chiếm tỉ lệ khá lớn như Keo Lá Tràm, Keo Mỡ, Bạch Đàn, Bã Đậu...

Diện tích công viên, cây xanh trên toàn địa bàn thành phố: 948,24 ha. Trong đó:

+ Sở Giao thông vận tải quản lý: 267,4 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)