Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị
7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
2.2.3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về cây
về cây xanh đô thị
Dựa trên các quy hoạch, kế hoạch được xây dựng thì Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện tăng cương công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, trong đó việc chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách, quy hoạch, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước cũng như chú trọng việc tổ chức cấp phép cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến cây xanh đô thị.
Đối với công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cây xanh đô thị nói riêng thì việc xây dựng tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ trực tiếp và thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn toàn Thành phố. Trong đó, sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Ngoài ra Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã tiến hành phân cấp nhất định cho Ủy ban nhân dân các quận huyện trong việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã phân công cho các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc thực hiện cũng như phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố. Việc phân công chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan được Ủy ban nhân dân Thành phố
chú trọng thực hiện. Việc phân công phối hợp được tiến hành tương đối khoa học và chặt chẽ.
Sở Giao thông vận tải Thành phố cũng đã tiến hành trình Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Sở trong việc quản lý cây xanh đô thị. Căn cứ Quyết định số 501/QĐ-SGTVT ngày 25/01/2016 của Sở Giao thông Vận tải về phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý hệ thống công viên cây xanh năm 2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, phân cấp quản lý công viên cây xanh trên địa bàn gồm Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (phân cấp, quản lý 67,0737 ha công viên, mảng xanh, và 53.953 cây xanh công cộng tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú); Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 (phân cấp, quản lý 64,2059 ha công viên, mảng xanh, và 19.998 cây xanh công cộng tại các quận 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức); Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 (phân cấp, quản lý 51,0930 ha công viên, mảng xanh, và 26.273 cây xanh công cộng tại các quận 12, Phú Nhuận, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi); Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 (phân cấp, quản lý 25,7706 ha công viên, mảng xanh, và 14.593 cây xanh công cộng tại các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ); Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (phân cấp, quản lý 58,5762 ha công viên, mảng xanh, và 15.219 cây xanh công cộng tại khu vực nút giao thông Tân Kiên, đại lộ Võ văn Kiệt, hầm sông Sài Gòn, đường Mai Chí Thọ, nút giao thông Cát Lái, đất dự trữ giao thông quận 2, Bình Tân, Bình Chánh).
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
UBND các quận, huyện Đơn vị trực thuộc các ngành khác
(Các đơn vị thuộc Sở Xây Dựng, Sở Quy hoạc Kiến trúc)
Công ty công viên cây xanh
Sở Giao thông vận tải tiến hành tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cây xanh bằng phương thức xã hội hóa, cụ thể: Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các chủ trương, chính sách về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị bằng các giải pháp, chương trình cụ thể; Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các chủ đầu tư thực hiện các tiêu chí đất dành cho cây xanh theo quy định tại Quyết định 04/2008/QĐ ngày 03/8/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép đầu tư xây dựng công trình.
- Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố. Đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng tiến hành kêu gọi, vận động sự tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường tìm kiếm nguồn đầu tư, thu hút đầu tư cho công tác phát triển cây xanh từ các nguồn vốn khác.
- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thông qua các dự án bảo vệ môi trường, vận động sự tài trợ, tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển cây xanh đô thị để bảo vệ môi trường, các dự án ứng phó với biến đổi khí
hậu. Lồng ghép tiêu chí cây xanh vào trong các dự án, chương trình, mô hình về bảo vệ môi trường có liên quan đến phát triển cây xanh.
- Đối với Sở Văn hóa, Thể thao:
Tổ chức tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn đô thị, chăm sóc bảo vệ cây xanh bằng nhiều hình thức trực quan nhằm góp phần “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh xanh - sạch - đẹp”. Tổ chức các hội diễn, hội thi, vận động sáng tác các tiểu phẩm văn nghệ ... nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
- Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh:
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Sở Giao thông vận tải trong việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị, cụ thể: Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh công cộng; Tổ chức hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cá nhân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xanh đường phố theo mẫu được duyệt, phát triển cây xanh đô thị; Thực hiện việc giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các hộ dân, các cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố, với những nội dung sau; Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và Ban quản lý của Tổ dân phố để thực hiện công tác giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây xanh; Thường xuyên kiểm tra, định kỳ hàng năm đánh giá kết quả công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh của các địa phương và tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, khắc phục trước khi nhân rộng trên toàn Thành phố; Hỗ trợ một phần cây giống và vật tư, hướng dẫn kỹ thuật,... cho các tổ chức, doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện để tổ chức phong trào “Tết trồng cây” hàng năm đạt yêu cầu; Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đa dạng hoá chủng loài cây trồng và nguồn cung cấp cây giống tại chỗ bằng cách xây dựng hệ thống vườn ươm vệ tinh tại thành phố, nhằm đảm bảo cây giống phục vụ cho nhu cầu phát triển cây xanh của Thành phố.
Chủ động phối hợp Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cây xanh đô thị bằng phương thức xã hội hóa, cụ thể: Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu vận động cụ thể đến từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc vận động đóng góp cây xanh của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý. Lập kế hoạch hàng năm và 5 năm để đầu tư xây dựng và kêu gọi xã hội hóa việc đầu tư phát triển cây xanh, vườn hoa; vườn ươm cây xanh trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Cùng với việc xây dựng bộ máy, thì công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước cũng như quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị cũng được Thành phố chú trọng thực hiện. Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các sở ngành có liên quan tiến hành tổ chức tuyên truyền công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đường phố thông qua các hình thức nói chuyện chuyên đề, in tờ rơi, treo pa nô, phát thanh và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng internet... Bên cạnh đó cũng đã tiến hành vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí hoặc tự bỏ kinh phí xây bồn hoa, trồng cây xanh trong bồn hoa theo mẫu được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; trồng trên vỉa hè, trước mặt tiền nhà phố, vệ sinh hố trồng, thường xuyên tưới nước để cây xanh phát triển tốt, tạo mỹ quan tuyến đường (khuyến khích bằng cách có thể ưu tiên cho phép gắn bảng tên hoặc logo của tổ chức, cá nhân trên bồn hoa, chậu cây).
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện tiến hành tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực thực hiện tốt công tác bảo vệ cây xanh ở các vườn hoa, tiểu đảo, vườn dạo... trong các khu vực dân cư tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng. Thành phố đã chú trọng việc khuyến khích các cơ quan, đơn vị và người dân tự tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên công sở, nhà ở của mình.
Thành phố cũng đã tiến hành vận động, kêu gọi các nhà máy, khu dịch vụ, du lịch, nghĩa trang, khu công nghiệp trồng cây xanh trong khuôn viên và trong phạm vi giải cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hòa môi trường không
khí và cảnh quan trong khu vực. Tổ chức thực hiện các phong trào “Khuyến xanh”, “Ngày chủ nhật Xanh”, “Tết trồng cây” trên địa bàn với sự hỗ trợ cây giống của nhà nước và các doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện cũng tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền về công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị đến các phường, xã trên địa bàn mình quản lý. Hiện nay Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện thí điểm công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đường phố trên một số tuyến phố chính, với các nội dung cụ thể sau: Vận động, kêu gọi các tổ chức cá nhân, tự bỏ kinh phí hoặc đóng góp kinh phí xây bồn hoa, trồng cây xanh trong bồn hoa theo mẫu đã được phê duyệt; trồng cỏ, trồng hoa, cây bóng mát trên vỉa hè, trước mặt tiền nhà phố, vệ sinh hố trồng, thường xuyên tưới nước để cây xanh phát triển tốt, tạo mỹ quan tuyến đường (khuyến khích bằng cách có thể ưu tiên cho phép gắn bảng tên hoặc logo của tổ chức, cá nhân trên bồn hoa, chậu cây).
Công tác tổ chức cấp phép cho các hoạt động liên quan đến cây xanh đặc biệt là chặt hạ hay dịch chuyển cũng đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chú trọng thực hiện. Ủy ban nhân dân Thành phố đã quy định các trường hợp phải xin cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị đối với các tổ chức và cá nhân khi muốn chặt hạ, dịch chuyển các loại cây xanh sau đây phải có giấy phép:
+ Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn; + Cây bóng mát trên đường phố;
+ Cây bóng mát; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có ý kiến chấp thuận cho chặt hạ, dịch chuyển của cơ quan có chức năng quản lý cây xanh đô thị;
+ Cây bóng mát có chiều cao từ 10m trở lên trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Sở Giao thông vận tải tiến hành cấp phép cho các đơn vị trong việc trồng mới, đốn hạ cũng như di chuyển các cây xanh đô thị để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động này tuân thủ các quy định của pháp luật. Các đơn vị khi thực hiện các
hoạt động này đã tiến hành xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng các quy định của pháp luật.
Việc quản lý đối với cây xanh đươc đốn hạ cũng được Uỷ ban nhân dân Thành phố chú trọng thực hiện. Đối với các cây xanh được phép đốn hạ, giải tỏa (do sâu bệnh, đốn cải tạo, cây ngã đổ, đốn do thực hiện dự án…) sau khi đốn hoặc giải tỏa sẽ lập hội đồng đánh giá về phẩm chất gỗ củi, chiếu theo bảng giá và quy định tại công văn số 4404/TCVG-BVG ngày 25/12/2001 của Sở Tài chánh vật giá, do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh trực tiếp lưu giữ, thu hồi rồi cấn trừ vào chi phí chăm sóc bảo quản hàng tháng của ngân sách chi trả cho Công ty.
2.2.4. Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án và nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về cây xanh đô thị
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chú trọng tiến hành việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về cây xanh đô thị cũng như quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho Sở Giao thông vận tải và các Sở ngành có liên quan để thực hiện việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Các cơ quan này đã được trang bị máy tính và các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan có liên quan ứng dụng các phần mềm vào công tác quản lý cây xanh đô thị. Hiện nay Thành phố đã tiến hành thí điểm ứng dụng phần mềm GIS vào quản lý cây xanh đô thị ở một số tuyến đường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các phần mềm hiện đại đã góp phần tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. GIS là một hệ thông tin kiểu mới và là một công nghệ máy tính tổng hợp. Từ các thông tin thuộc tính lưu trữ ta có thể dễ dàng tạo ra các loại bản đồ và các báo cáo để cung cấp một cái nhìn tổng thể, nhằm thu nhận và quản lý thông tin địa lý một cách hiệu quả, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt hơn việc quy hoạch và trợ giúp ra quyết định. Việc kiểm tra theo dõi, nắm các thông tin về cây xanh đô thị được tiến hành một cách nhanh chóng. Các phần mềm quản lý dữ liệu cây xanh đô thị được kết nối nhất định giữa Sở Giao
thông vận tải với Ủy ban nhân dân các quận huyện. Vì vậy việc tiếp nhận và xử lý các thông tin được tiến hành nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng các phần mềm, cơ sở vật chất trong việc quản lý nhà nước về cây xanh đô thị