Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận ý kiến phản ánh,
ánh, kiến nghị của người dân về cây xanh đô thị
Trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị thì công tác thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận ý kiến phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức và giải quyết khiếu nại tố cáo là hết sức cần thiết. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận phản ánh kiến nghị và xử lý khiếu nại tố cáo nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý. Ngoài ra công tác này còn có tính chất phòng ngừa các hành vi để nó không xảy ra. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thì công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận phản ánh kiến nghị là hết sức cần thiết. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp nhận và xử lý các phản ánh kiến nghị.
- Đối với công tác kiểm tra an toàn cây xanh đô thị:
Ủy ban nhân dân Thành phố cần chỉ đạo các cơ quan quản lý cây xanh đô thị tăng cường kiểm tra theo dõi các cây xanh đô thị để phát hiện các cây xanh sâu bệnh, có khả năng gãy đổ. Việc kiểm tra này cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Cần chú trọng đến việc đốn hạ thay thế cây xanh già cỗi, chú trọng việc cắt tỉa các cành cây xanh để không ảnh hưởng đến giao thông đô thị cũng như an toàn mạng lưới đường điện của khu vực đô thị. Kiểm tra thường xuyên để nhằm tránh được các sự cố cây xanh đô thị gây ra. Cây xanh đô thị thường sống hàng trăm năm. Khi mới trồng cây còn nhỏ, theo năm tháng cây lớn lên, cành lá phát triển tự do, trong
khi đó bộ rễ dưới đất không được chăm sóc và không có điều kiện phát triển tương xứng (do đất bị nén chặt, do các công trình ngầm bị hạn chế), gây ra mất cân đối giữa tán và rễ, vì thế khi có gió dễ bị đổ gãy. Vì vậy cần tăng cường định kỳ cắt tỉa hàng năm. Tăng cường kiểm tra chất lượng duy tu, chăm sóc công viên cây xanh. Cần bổ sung trang bị thêm các thiết bị hiện đại, siêu âm được thân rễ, quan sát được cành nhánh từ dưới mặt đất,... nhằm phát hiện dấu hiệu sâu bệnh, nguy hại có nguy cơ ngã đổ, gãy cành nhánh.
- Đối với công tác thanh tra thực hiện các quy định pháp luật, các quy hoạch đề án về quản lý cây xanh đô thị:
Các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước. Việc thanh tra tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật về cây xanh đô thị, việc chấp hành chính sách về quản lý cây xanh đô thị, việc cấp phép các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị. Đối tượng thanh tra tập trung vào các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và các cá nhân tổ chức. Cần phải tăng cường thanh tra để phát hiện các hành vi vi phạm, các hành vi cấm trong quản lý cây xanh theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND ngày 18/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý công viên và cây xanh đô thị. Quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện trồng mảng xanh cách ly tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải, khu dịch vụ, nghĩa trang và phần đất dành cho cây xanh trong các nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí, biệt thự,… theo quy hoạch được duyệt nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hòa môi trường không khí trong khu vực. Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính về quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; và Nghị định 46/2016 ngày 25/6/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Đối với việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị và giải quyết khiếu nại tố cáo:
Các cơ quan nhà nước cần xây dựng cơ chế tiếp nhận các ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân. Ngoài việc tiếp nhận ý kiến trực tiếp thông qua tiếp công dân và thông qua hòm thư góp ý tại các cơ quan nhà nước thì Ủy ban nhân dân Thành phố cần xây dựng tổng đài tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đường dây nóng phản ánh các sự cố hạ tầng giao thông của Thành phố, tuy nhiên việc tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của người dân về sự cố công viên cây xanh còn hạn chế, ít được người dân quan tâm. Do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng một kênh tiếp nhận các thông tin phản ánh kiến nghị. Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố cũng cần xây dựng các kênh tiếp nhận thông tin này. Cần xử lý kịp thời các thông tin phản ánh kiến nghị và theo dõi tiến độ xử lý phản ảnh kiến nghị. Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần chú trọng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần thực hiện khách quan, chính xác và kịp thời. Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần có cơ chế khuyến khích ý kiến phản ánh kiến nghị của người dân.
Ngoài ra Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các công trình cây xanh đô thị. Việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình cũng như chất lượng của các công trình cây xanh đô thị này. Phải đảm bảo các công trình cây xanh đô thị thực hiện đúng thời gian và tiến độ để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như giao thông đô thị