Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị
7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cây xanh đô thị
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, coi đây là một trong những nội dung quan trọng.
Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị hằng năm. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã phân công rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân tổ chức trong công tác thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cũng được tiến hành công khai minh bạch để các đơn vị nắm bắt kịp thời và thực hiện.
Sở Giao thông vận tải cũng đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận huyện tăng cường công tác thanh tra. Trong năm 2015, Sở Giao thông vận tải đã ban hành văn bản số 4384/SGTVT-CX ngày 02/6/2015 của Sở Giao thông Vận tải về kiểm tra, rà soát hiện trạng, quy hoạch công viên cây xanh trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, 2, 3, 4 và Trung tâm Quản lý đường Hầm sông Sài Gòn.
Sở Giao thông vận tải đang nghiên cứu xây dựng phương án lập quỹ hỗ trợ thiệt hại về người và tài sản do sự cố cây xanh trên địa bàn Thành phố; phối hợp với các Sở ngành để hoàn chỉnh phương án và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét. Tiến đến việc mua bảo hiểm đối với sự cố tai nạn từ cây xanh gây ra.
Sở Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra các công viên, mảng xanh do quận huyện quản lý trong việc tuân thủ theo chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố liên quan đến cây xanh đô thị trong các cuộc họp chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố với Sở Giao thông vận tải.
Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông, các Khu Quản lý Giao thông đô thị và phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện rà soát, kiểm tra các dự án liên quan đến cây xanh đô thị.
Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với các quận huyện theo dõi, hướng dẫn thực hiện mô hình giao người dân tham gia bảo vệ cây xanh đường phố, chăm sóc mảng xanh vỉa hè và vườn hoa trong khu dân cư trên địa bàn các quận. Tổng kết chương trình thực hiện thí điểm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, xây dựng đề án Vận động người dân tham gia bảo vệ cây xanh đường phố, chăm sóc, duy trì mảng xanh vỉa hè và vườn hoa trong khu dân cư trên địa bàn Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ liên quan đến cây xanh đô thị theo quy định tại Thông tư 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu các loại phí dịch vụ liên quan đến cây xanh đô thị. Qua kiểm tra đã phát hiện các hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Tình trạng xâm hại cây xanh trên các tuyến đường vẫn còn tiếp diễn. Sự hỗ trợ điều tra của chính quyền, công an địa phương để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm còn hạn chế nên hầu hết các trường hợp phá hoại cây xanh không xác định được đối tượng phá hoại. Nhiều tuyến đường có cây xanh do người dân tự ý trồng (thường trồng trên vỉa hè hẹp và phần lớn cây thuộc danh mục cấm trồng), trong đó, có nhiều cây chưa được chăm sóc, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Vì vậy Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.
Bảng 2.3: Kết quả tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và số vụ xâm hại cây xanh do tuần tra báo cáo.
Số đơn đề nghị của Số vụ cây xanh do cá nhân, tổ chức tuần tra báo cáo
Mới trồng 6 75 Loại 1 351 243 Năm 2014 Loại 2 312 246 Loại 3 56 66 Tổng 725 630 Mới trồng 19 47 Năm 2015 Loại 1 239 248 Loại 2 258 244
Loại 3 33 41 Tổng 549 580 Mới trồng 16 48 Loại 1 76 137 Năm 2016 Loại 2 152 206 Loại 3 59 67 Tổng 303 458
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh[20]
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra tình trạng cây xanh hư hỏng và có hướng xử lý kịp thời. Công tác kiểm tra đối với các cây xanh đô thị để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp cũng được chú trọng thực hiện. Các cơ quan quản lý cây xanh đô thị tăng cường thực hiện công tác kiểm tra đối với cây xanh đô thị. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh.
Mặc dù các sự cố tại nạn do cây xanh đô thị gây ra phần lớn do thiên tại bão lụt, mưa to gió lớn nhưng cũng phải nhận thấy việc tuần tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cây xanh đô thị còn tiến hành chậm và chưa thường xuyên dẫn đến tình trạng cây xanh đô thị bị xâm hại qua nhiều hình thức khác nhau cũng góp phần gây ra các sự cố thiệt hại về người và tài sản.
Bảng 2.4: Thiệt hại về sự cố do cây xanh đô thị gây ra
Năm Thiệt hại về người Thiệt hại về tài sản
- 4 ô tô; 4 xe máy
2013 Bị thương 2 người - 6 trụ điện
công nhà dân
- Và một số tài sản khác
- 16 ô tô; 46 xe máy
Chết 1 người; bị thương 10 - 5 trụ điện người
- 2 ban công, mái nhà nhà dân
2014 Và một số tài sản khác - 10 ô tô; 8 xe máy Chết 1 người; bị thương 12 - 4 trụ điện 2015
- 2 nhà dân; 3 tường rào, 1 người ban công Và một số tài sản khác - 19 ô tô; 11 xe máy 2016 Chết 2 người; bị thương 16 - 4 trụ điện người
- 3 tường rào; 3 mái nhà
Và một số tài sản khác
Nguồn: Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh[20]
Thống kê của Sở Giao thông vận tải Thành phố cho thấy, trong vòng bốn năm (từ 2013 đến 2016) toàn thành phố xảy ra 751 vụ cây xanh ngã đổ và 1.909 vụ cây gãy nhánh làm bốn người chết, 33 người bị thương, nhiều nhà cửa, ô tô, xe máy, trụ đèn... bị hư hại.
Bên cạnh đó việc xử phạt các vi phạm về bảo vệ cây xanh do Sở Giao thông vận tải quản lý chưa thống nhất được cơ quan có thẩm quyền xử phạt, nên gây khó khăn trong công tác bảo vệ cây xanh. Ngoài ra việc thanh tra, kiểm tra
cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ. Việc chủ động thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó với địa bàn quản lý rộng, trong khi đó đội ngũ nhân sự tương đối hạn chế nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
Hiện nay Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận huyện trong việc điều tra, phát hiện các trường hợp xâm hạn cây xanh đô thị. Tuy nhiên việc phối hợp này còn những hạn chế nhất định. Đa phần các vụ việc xâm hại cây xanh đô thị thì Uỷ ban nhân dân các quận huyện chỉ mới dừng lại ở việc xác nhận tình trạng cây xanh bị xâm hại mà chưa chú trọng công tác điều tra, phát hiện. Ngoài ra hiện nay việc tham mưu quản lý cây xanh đô thị là của Sở Giao thông vận tải, tuy nhiên thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc về Sở Xây dựng, điều này gây khó khăn cho Sở Giao thông vận tải trong quá trình quản lý.
Tại các tỉnh thành khác, lĩnh vực công viên cây xanh thuộc Sở Xây dựng của tình, thành đó quản lý. Tuy nhiên đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh, lĩnh vực công viên cây xanh thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý. Và Thanh tra Sở giao thông vận tải chỉ được sử dụng Nghị định 46/2016 ngày 25/6/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà trong đó lại có rất ít điều khoản quy định về xử phạt các trường hợp xâm hại hệ thống công viên cây xanh công cộng. Bên cạnh đó tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở cũng có một số điều khoản quy định nhưng cụ thể hơn về xử phạt các trường hợp xâm hại hệ thống công viên cây xanh công cộng thì thẩm quyền lại chỉ có Sở Xây dựng được phép xử phạt. Hiện nay, khi phát hiện vi phạm các đơn vị quản lý thông báo cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp. Điều này làm mất thời gian, thủ tục rườm rà, lại không kịp thời xử lý vi phạm. Quy định mứcchế tài quá ít, nhất là đối với vi phạm cố tình hại chết cây xanh nên không đủ răn đe, dẫn đến hệ thống luôn bị xâm hại. Do đó, Sở Giao thông vận tải đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố nhưng hiện vẫn chưa được thông qua.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh