Một số định hướng của Thành phố Hồ Chí minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 80)

Hình 3.1 : Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh đô thị

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Một số định hướng của Thành phố Hồ Chí minh

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang hướng đến một đô thị phát triển bền vững. Trong đó việc cải thiện môi trường sống đô thị là một trong những mục tiêu hàng đầu của Thành phố.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định mục tiêu như sau: “Xây dựng Đảng bộ thành phố thật trong sạch, vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”[7],[27]. Nội dung văn kiện này đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020 của Thành phố.

- Về phát triển đô thị:

Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định Phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý tốt việc thực hiện quy hoạch, thiết kế đô thị, quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quy hoạch phát triển ngành - lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; kết nối hạ tầng các tỉnh, Thành phố trong vùng; tập trung nguồn lực vào các công trình, đề án thực hiện các chương trình đột phá của Thành phố nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và hạ tầng các lĩnh vực trọng tâm: giao thông, cảng biển, thủy lợi, chống ngập nước và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và công nghệ thông tin, hướng đến đô thị thông minh, đô thị sinh thái; có lộ trình và giải pháp khả thi hạn chế dần phương tiện giao thông cá nhân gắn với phát triển mạnh vận tải hành khách công cộng[7].

- Về phát triển cây xanh đô thị:

Đề án phát triển cây xanh đô thị đến năm 2025 của Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định chỉ tiêu phát triển cây xanh đô thị của Thành phố như sau[25]: + Chỉ tiêu m2 cây xanh sử dụng công cộng của Thành phố dự kiến năm 2015-2025:

Năm 2015 : ≥ 1 m2/người

Năm 2020 : ≥ 2 m2/người

Năm 2025 : ≥ 7 m2/người

Đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong nhóm nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người.

+ Chỉ tiêu m2 cây xanh sử dụng công cộng dự kiến đến năm 2025, phân theo

khu vực:

Khu vực nội thành cũ (13 quận) : ≥ 2,4 m2/người Khu vực quận mới : ≥ 7,1 m2/người

Khu vực huyện ngoại thành : ≥ 12 m2/người

Thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng việc quy hoạch quỹ đất cho phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố.

Bảng 3.1: Quy hoạch diện tích đất phục vụ cho cây xanh đô thị

Đơn vị tính: ha

Dự kiến quy hoạch phát triển rừng và mảng cây

Ghi

Loại cây xanh xanh thành phố

chú

2015 2020 Dự kiến

2025 Diện tích cây xanh, công viên 3.250 5.790 6.500

Cây xanh đường phố 350 400 500

Cây xanh sử dụng công cộng 2.900 5.390 6.000

Nguồn: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh[25].

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên đị bàn Tp. Hồ Chí Minh

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị

Trong công tác quản lý nhà nước thì pháp luật là công cụ đặc biệt quan trọng để nhà nước can thiệp, tác động đến các quan hệ xã hội. Trong công tác quản

lý nhà nước về cây xanh đô thị thì các văn bản quy phạm pháp luật cũng là công cụ chính và cơ bản nhất. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là hết sức cần thiết và cấp bách.

Ủy ban nhân dân Thành phố cần ban hành quyết định để sửa đổi thay thế Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND ngày 18/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Ban hành quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay Quyết định này đã tồn tại 12 năm và bộc lộ rất nhiều hạn chế. Do đó việc thay đổi quyết định này là một yêu cầu cấp bách trong quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Sở Giao thông vận tải cần Dự thảo trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định thay thế. Sở Giao thông vận tải cần tổ chức lấy ý kiến của các cá nhân tổ chức, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tư pháp để đảm bảo quyết định xây dựng đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp. Việc Dự thảo quyết định phải theo hướng bám sát các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng liên quan đến quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị. Đồng thời cần xác định rõ thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Ngoài việc sửa đổi Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND thì Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần phải ban hành kịp thời các văn bản quy định về việc cấp phép cho các hoạt động liên quan đến cây xanh đô thị như hoạt động trồng mới, hoạt động cải tạo, … hay các quy định liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.

Thành phố cần chú trọng cập nhật thường xuyên, kịp thời hoàn chỉnh việc rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chăm sóc, bảo quản và tiêu chí nghiệm thu trong lĩnh vực công viên, cây xanh. Ủy ban nhân dân Thành phố cần sớm ban hành quy định cụ thể về nội dung thẩm định cây xanh bị tác động trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cần có các quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên

quan nhằm phát triển hệ thống cây xanh ôn định và bền vững, phát huy tối đa khả năng cải thiện môi trường đô thị.

Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần ban hành quy chế xử phạt, chế tài đối với các chủ đầu tư các dự án khu dân cư không thực hiện nghiêm chỉnh việc đầu tư công viên, mảng xanh, cây xanh theo đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân Thành phố nên đưa các quy định về mảng xanh, cây xanh đô thị trong các dự án khu dân cư, coi đây như là một tiêu chuẩn bắt buộc để phê duyệt và cấp phép các dự án khu dân cư đô thị. Uỷ ban nhân dân Thành phố cần giao chức năng xử phạt vi phạm hành chính về cây xanh đô thị cho Sở Giao thông vận tải thay vì Sở Xây dựng như hiện nay; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể, tăng mức xử phạt chế tài để đảm bảo tính răn đe. Điều này sẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quản hơn trong hoạt động quản lý cây xanh đô thị.

Để tạo điều kiên thuận lợi cho quá trình xã hội hóa về quản lý và phát triển cây xanh đô thị thì Ủy ban nhân dân Thành phố cần sớm ban hành Đề án xã hội hóa cây xanh đô thị và ban hành các quy định về xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị làm cơ sở pháp lý cho quá trình xã hội hóa cây xanh đô thị. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển cây xanh, vườn hoa, thu gom và xử lý rác thải, trong đó chú trọng triển khai các biện pháp huy động theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Dựa trên văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần ban hành các văn bản cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ. Đồng thời tiến hành tổ chức triển khai thực hiện các quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc thì Ủy ban nhân dân các quận huyện nên kiến nghị với Sở Giao thông vận tải để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định điều chỉnh cho phù hợp, hoặc kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đôthị thị

Công tác quy hoạch, kế hoạch nhằm tạo định hướng cho quá trình quản lý và phát triển cây xanh đô thị. Vì vậy Ủy ban nhân dân Thành phố cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch phát triển cây xanh đô thị.

Khi xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Áp dụng các tiêu chuẩn; quy phạm nhưng có tính đến đặc điểm; điều kiện của từng khu vực trên địa bàn Thành phố. Đồng thời phát triển đồng bộ các loại hình cây xanh sử dụng công cộng đô thị (cây xanh công viên vườn hoa, cây xanh đường phố, cây xanh dọc sông rạch, ...), phát triển cây xanh đa dạng về chủng loại, đồng thời tạo cảnh quan đặc thù cho từng khu vực, từng tuyến đường ... Đảm bảo đủ quy mô diện tích, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Quy hoạch cây xanh đô thị phải đảm bảo phân bố đồng đều trên các khu vực, đặc biệt là các khu đô thị phát triển mới. Tận dụng diện tích và không gian đô thị để phát triển cây xanh sử dụng công cộng, đặc biệt tại các khu nhà lụp xụp khi quy hoạch chỉnh trang, giải tỏa nhà ở ven kênh rạch và các công trình sản xuất gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch trong khu vực nội thành cũ.

Quy hoạch cây xanh đô thị phải có tính khả thi, đảm bảo giá trị sử dụng, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Hiện trạng cây xanh đô thị đã có phải giữ bằng được, phát triển mới không hạn chế.

Quy hoạch cây xanh đô thị phải phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị được phê duyệt, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị; phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của từng đô thị, phải có sự kết hợp hài hòa với không gian, mặt nước, cảnh quan và môi trường và đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng[13].

Ủy ban nhân dân Thành phố cần xây dựng quy hoạch chi tiết cây xanh đường phố, trong đó, xác định chủng loại cây phù hợp cho từng tuyến đường; hình thành hệ thống cây xanh đường phố mang nét đặc trưng chung của Thành phố cũng

như đặc trưng riêng của từng tuyến đường, nhất là khu vực trung tâm. Đối với các tuyến cây xanh cổ thụ gắn liền với lịch sử phát triển của Thành phố, cần nghiên cứu đưa một số tuyến vào danh mục cây bảo tồn và có chế độ chăm sóc đặc biệt để bảo đảm an toàn.

Ủy ban nhân dân Thành phố cần tăng cường xây dựng các đề án phát triển cây xanh đô thị. Tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cây xanh và vườn hoa trên địa bàn Thành phố. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển hệ thống cây xanh và kêu gọi xã hội hóa việc đầu tư cây xanh tại các khu đô thị; Rà soát quỹ đất cây xanh đô thị để có kế hoạch quản lý và sử dụng cho phù hợp. Khi quy hoạch khu đô thị, khu dân cư mới phải đảm bảo đủ diện tích cây xanh theo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành;

Ủy ban nhân dân Thành phố cần ban hành Đề án về “Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh xanh sạch đẹp”. Đến nay nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng đề án này, trong đó có nội dung quy định liên quan đến cây xanh đô thị. Tuy nhiên Thành phố Hồ Chí Minh chưa xây dựng đề án này. Vì vậy Ủy ban nhân dân Thành phố cần sớm ban hành đề án để định hướng cho việc phát triển không gian, kiến trúc xanh tại đô thị.

Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch về cây xanh đô thị cần phải đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất,… của Thành phố. Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị cần phù hợp với các quy hoạch trên để đảm bảo tính khả thi. Trong quá trình xây dựng quy hoạch về cây xanh đô thị, Thành phố nên tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, người dân, và thuê các công ty tư vấn để họ tham gia xây dựng, phản biện và thẩm định các quy hoạch về phát triển cây xanh đô thị. Công tác xây dựng quy hoạch phải đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ và có tính khả thi cao để định hướng cho các hoạt động khác về quản lý nhà nước về cây xanh đô thị của Thành phố.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhànước về cây xanh đô thị nước về cây xanh đô thị

Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị là các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức. Cơ quan hành chính nhà nước và đội

ngũ cán bộ công chức được tổ chức khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị.

Ủy ban nhân dân Thành phố cần xác định rõ ràng trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc và các Sở ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Trong đó Sở Giao thông vận tải đóng vai trò là cơ quan chủ trì, tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân Thành phố. Các Sở ngành có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện các nội dung được phân công, phân cấp. Ủy ban nhân dân Thành phố cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện cần chủ động phối hợp trong việc thực hiện các quy định pháp luật về cây xanh đô thị, việc thực hiện chế độ báo cáo, lấy ý kiến, thanh tra, kiểm tra về cây xanh đô thị. Ngoài ra cũng cần quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Công ty công viên cây xanh đô thị của Thành phố. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện tổ chức của Ban quản lý các công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố.

Ủy ban nhân dân Thành phố cần nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tp HCM (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)