Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, QLNN về đất đai bao gồm 15 nội dung. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn là tại một địa phương cấp huyện cụ thể, vì vậy tác giả sẽ tập trung vào 07 nhóm nội dung chính ph hợp với tình hình thực tế tại địa phương: (1) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện triển khai các văn bản; (2) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (3) Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất; (4) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (5) Quản lý tài chính về đất; (6) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (7) Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)