7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đại trên địa bàn huyện Phú
huyện Phú Vang
Phòng Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Phú Vang là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về đất đai, đo đạc xây dựng bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra phòng TNMT còn là cơ quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cán bộ địa chính các phường, xã thuộc huyện.
Phòng TNMT huyện Phú Vang có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực TNMT.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNMT; theo dõi thi hành pháp luật về TNMT.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện.
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hổ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật ; tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quan quốc gia theo thẩm quyền.
- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
- Giúp UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan
cho tổ chức, cá nhân được ph p hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về TNMT; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về TNMT theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về TNMT.
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực TNMT thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về TNMT đối với công chức chuyên môn về TNMT thuộc UBND cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện và Sở TNMT
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực TNMT theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân huyện giao.
Phòng TNMT huyện Phú Vang có 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 05 công chức chuyên môn nghiệp vụ. Công chức ngành TNMT cấp xã, thị trấn tổng cộng 21 công chức đúng chuyên môn ngành. Công chức của ngành TNMT được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện được cấp có thẩm quyền giao.
Có thể nói rằng, trong những năm qua, bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã tham mưu giúp UBND cấp xã, thị trấn, UBND cấp huyện thực hiện tốt chức năng QLNN về đất đai trên địa bàn mình. Song, trên thực tế, việc tổ chức bộ máy hoạt động trong lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập:
- Việc thay đổi bộ máy tổ chức quản lý, tách - nhập giữa hai phòng Quản lý xây dựng và Địa chính - nhà đất đã mất nhiều thời gian để ổn định và kiện toàn cơ cấu hoạt động.
- Đội ngũ cán bộ tuy đã được bổ sung và nâng cao nhưng nhìn chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học và sự am hiểu về địa bàn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa phát huy hết khả năng.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2015 – 2018
QLNN về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và ph hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn. Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang ngày càng được tăng cường, dần dần đi vào nề nếp, pháp luật đất đai đã đi vào cuộc sống xã hội, thể hiện cụ thể ở các nội dung sau:
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức
thực hiện triển khai các văn bản
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, UBND huyện Phú Vang đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở TNMT đối với hoạt động QLNN về đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của huyện đi vào nề nếp.
UBND huyện phối hợp với Sở TNMT tỉnh tổ chức triển khai luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai cho các thủ trưởng cơ quan chuyên môn, lãnh đạo UBND xã, thị trấn, cán bộ địa chính các xã, thị trấn để nắm bắt những điểm mới của Luật đất đai năm 2013 và tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Để chủ động trong công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai, văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động quản lý về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang cũng như xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND huyện liên quan đến lĩnh vực đất đai và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện UBND huyện đã chỉ đạo phòng TNMT và UBND xã, thị trấn tổ chức, xây dựng các kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện, tuyên truyền pháp luật đất đai đến tận người dân.
Xử lý những vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; thống kê, kiểm kê đất đai; cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, UBND huyện thường xuyên phối hợp với Sở TNMT mở các buổi tập huấn nghiệp vụ ngành TNMT cho cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn và Đài phát thanh huyện tổ chức tuyên truyền, đưa tin liên quan đến lĩnh vực đất đai và các phòng ban, ngành có liên quan căn cứ vào nội dung đổi mới của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đăng tải các nội dung trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, địa phương.
2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng trong QLNN về đất đai, cơ sở khoanh định quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất và kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất. Thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Vang đã được các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện. Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành các nghị quyết về quy hoạch, danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền và các nghị quyết chuyên đề về khai thác, phát triển quỹ đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.... Qua đó, đã nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực từ đất, tạo hành lang pháp lý trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bước đầu đã dự báo về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ph hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Nhiều xã, thị trấn đã chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển đô thị; chủ động điều chỉnh, bổ sung hoặc hủy bỏ các đồ án quy hoạch không khả thi nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:
Việc lập danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện theo quy định tại khoản 2 điều 51 của Luật đất đai và điều 12 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Huyện Phú Vang đã thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 – 2015) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 22/12/2014.
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 – 2015) đã được lập cho 18 xã và 2 thị trấn của huyện theo Luật Đất đai 2013.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 đã được UBND tỉnh phê duyệt đưa vào thực hiện.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 4633/QĐ-UBND ngày 30/12/2014
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 5264/QĐ-UBND ngày 31/12/2015
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 5267/QĐ-UBND ngày 30/12/2016
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 12/01/2018
Huyện Phú Vang đã quản lý, sử dụng tốt chỉ tiêu sử dụng đất do tỉnh phân bổ, hạn chế thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử dụng khác. Việc thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã đạt được những kết quả nhất định, tính đến thời điểm 31/12/2018, tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu đất nông nghiệp đạt 101,9% (trong đó đất trồng lúa là 114,4%, đất nuôi trồng thủy sản là 145,81%).
Nhìn vào bảng tổng hợp ý kiến của người dân trên địa bàn huyện Phú Vang, tác giả nhận thấy UBND huyện Phú Vang, phòng TNMT đã triển khai, tổ chức thực hiên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, tạo sự chủ động và giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn. Tuy nhiên, c ng với những kết quả đạt được, công tác lập, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua tại huyện Phú Vang vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa nhận được sự đánh giá cao cũng như đồng thuận từ người dân.
Một số địa phương lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa ph hợp nhu cầu thực tiễn, có địa phương do áp lực từ quá trình đô thị hóa nên đã phê duyệt dự án nhà ở vượt chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở theo Nghị quyết 132/2014/NQ-HĐND của HĐND huyện, đề xuất chuyển mục đích đất trồng lúa với diện tích lớn để phát triển nhà ở thương mại, ảnh hưởng chỉ tiêu sử dụng đất lúa tỉnh phân bổ (Phú Thượng, Phú Hải...), trong khi đó ít quan tâm đến các giải pháp sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu sử dụng đất lúa được giao, thiếu kiên quyết trong xử lý các dự án được giao đất nhưng không triển khai thực hiện theo tiến độ đã cam kết.
Trong quá trình thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư; suất đầu tư chưa đa dạng, diện tích lô đất chưa ph hợp với điều kiện của người dân, nhất là v ng