7. Kết cấu của luận văn
1.4. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai
Trong những năm qua (từ khi ban hành luật đất đai 2013), công tác QLNN về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc quản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Cụ thể như sau: (i) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí; (ii) Hạn chế được việc giao đất, cho thuê đất cho các
chủ đầu tư không có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất; (iii) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “t y tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi; (iv) Chính sách tài chính về đất đai được hoàn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách, những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế; (v) Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; (vi) Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường GPMB; (vii) Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đã được tăng cường về số lượng; điều chỉnh về đối tượng, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan QLNN về đất đai.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đất đai là nguồn tài nguyên vô c ng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Vì vậy, QLNN về đất đai là một hoạt động đa dạng, gồm nhiều nội dung và hết sức phức tạp. Muốn tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của hoạt động QLNN về đất đai, trước hết tại chương 1 cần phải đi sâu phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu. Cụ thể là đưa ra những khái niệm, vai trò, thẩm quyền và nội dung QLNN về đất đai, các yếu tố tác động đến QLNN về đất đai. Qua đó phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đất đai. Với những cơ sở lý luận đó, luận văn sẽ phân tích thực trạng về hoạt động QLNN về đất đai từ thực tiễn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI –
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 18 xã, dân số trung bình 184.927 người với 43.160 hộ gia đình, trong đó dân số đô thị chiếm 16,31%, nam giới chiếm 50,47%, nữa giới chiếm 49,853%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Mật độ dân số bình quân 661 người/km2, là địa phương có mật độ dân số cao trong số các huyện.
Tình hình kinh tế - xã hội Phú Vang có những bước chuyển biến tích cực, nhiều ngành duy trì được tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt là ngành công nhiệp và thủy sản. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày một cải thiện.
Hiện nay Phú Vang vẫn là huyện làm nông-lâm-ngư nghiệp, nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phải là ngành động lực lôi k o ngành dịch vụ và các ngành kinh tế khác phát triển, nhưng có đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế v ng đầm phá, ven biển chuyển mạnh theo hướng phát triển thủy sản.
2.1.1. Hiện trạng quỹ đất
Quỹ đất đai là toàn bộ diện tích đất đai, được Nhà nước phân bổ, sử dụng vào các mục đích khác nhau như nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử
dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Đối với huyện Phú Vang để phát triển kinh tế thì nhu cầu về quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương ngày càng tăng. Do đó, huyện cần phải có quỹ đất dự phòng để cung ứng và tham gia vào thị trường, bình ổn thị trường bất động sản, chống đầu cơ đất đai một cách hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã được phê duyêt. Để thực hiện phương án quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thì công tác tạo quỹ đất đóng vai trò rất quan trọng, góp phần tạo quỹ đất phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án phát triển sản xuất khác và sử dụng hiệu quả các loại đất, tạo điều kiện để phố hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của theo hướng hiệu quả, bền vững.
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng quỹ đất huyện Phú Vang năm 2018
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang, 2018)
Giai đoạn 2015 - 2018, huyện đã bồi thường GPMB 03 dự án xây dựng khu dân cư tạo quỹ đất để giao và đấu giá quyền sử dụng đất ở với tổng diện
tích 31,59 ha, liên quan trực tiếp đến 237 hộ gia đình, tuy nhiên đến nay mới chỉ bàn giao được 8,65ha chiếm 27,38% tổng diện tích để xây dựng khu dân cư; 12 dự án xây dựng trụ sở cơ quan được triển khai trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 40,01 ha, số hộ bị liên quan 290 hộ, đã bàn giao 11/12 dự án; 03 dự án phục vụ mục đích quốc phòng đã được bàn giao 100% diện tích, với tổng diện tích 11,05 ha, liên quan trực tiếp đến 31 hộ; đã bàn giao 2/3 dự án phục vụ mục đích an ninh với tổng diện tích 4,85 ha chiếm 97,98% diện tích cần bàn giao; trong 09 dự án xây dựng công trình sự nghiệp có tổng diện tích 10,74 ha, liên quan trực tiếp đến 135 hộ gia đình, đã bàn giao được 6/9 dự án; đã bàn giao được 4/8 dự án phục vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với tổng diện tích 184,76 ha; trong 19 dự án phục vụ xây dựng công trình công cộng đến nay mới bàn giao được 08 dự án với tổng diện tích 250,17ha, chiếm 36,15% diện tích cần bàn giao; 01 dự án xây dựng công trình tín ngưỡng với diện tích 0,64 ha, liên quan trực tiếp đến 19 hộ gia đình đã được bàn giao hoàn toàn.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
- Đất nông nghiệp năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là 13.170,31 ha, hiện trạng đã thực hiện là 13.421,87 ha, tỷ lệ 101,91% (cao hơn 251,56 ha) so với kế hoạch được duyệt.
- Đất phi nông nghiệp năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là 13.953,27 ha, hiện trạng đã thực hiện là 13.672,03 ha, tỷ lệ 97,9% (thấp hơn 281,24 ha) so với kế hoạch được duyệt.
- Đất chưa sử dụng năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là 700,90 ha, hiện trạng đã thực hiện là 730,58 ha, tỷ lệ 104%.
- Đất đô thị năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là 4.604,65 ha, hiện trạng đã thực hiện là 4.604,64 ha, tỷ lệ 100%.
Biểu đồ 2.2: Diện tích đất theo kế hoạch và đã thực hiện năm 2018 của huyện Phú Vang
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang, 2018)
Như vậy, quỹ đất đai của huyện ngày càng được khai thác, sử dụng triệt để, tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế ngày càng tăng. Trong những năm qua, c ng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn đã có những thay đổi đáng kể so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong những năm qua đã k o theo việc thay đổi lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống các khu dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng..., nhưng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi và giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đều tăng. Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp
phần làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng được hoàn thiện.... Đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Đến nay đã có trên 97,38% diện tích đất tự nhiên được đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế, quỹ đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể chỉ chiếm 2,62% diện tích đất tự nhiên.
Đất sản xuất nông nghiệp đã được giao ổn định đến người dân c ng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Quỹ đất dành cho chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, khu vực trung tâm được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí.... đã làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng cũng tăng đáng kể. Nhiều tuyến đường trọng điểm được nâng cấp mở rộng, phong trào làm đường giao thông phát triển mạnh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các v ng trong và ngoài Huyện, là yếu tố thúc đẩy các trục phát triển của địa phương.
Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúc lợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đại trên địa bàn huyện Phú Vang huyện Phú Vang
Phòng Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Phú Vang là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về đất đai, đo đạc xây dựng bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra phòng TNMT còn là cơ quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cán bộ địa chính các phường, xã thuộc huyện.
Phòng TNMT huyện Phú Vang có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực TNMT.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNMT; theo dõi thi hành pháp luật về TNMT.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện.
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hổ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật ; tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quan quốc gia theo thẩm quyền.
- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
- Giúp UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan
cho tổ chức, cá nhân được ph p hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.