Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác với đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; Công văn của Sở TNMT về việc giải quyết hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận theo Dự án và Công văn về việc kê khai đăng ký và cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; huyện Phú Vang đã chủ động phối hợp với phòng TNMT, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị tư vấn rà soát, kê khai, đăng ký,

cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Huyện Phú Vang, hay cụ thể hơn là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn đôn đốc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ còn tồn đọng. Chỉ đạo các đơn vị tư vấn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu cho các loại đất, chỉnh lý biến động trên bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kiểm kê đất đai.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở và làm việc với một số địa phương, đơn vị để đôn đốc đồng thời giải quyết một số vướng mắc trong công tác cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cụ thể như sau:

2.2.4.1. Kết quả đăng ký đất đai

Cho đến nay tất cả các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất của mình; 20/20 xã, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính theo quy định; bản đồ, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai của 20 xã, thị trấn đều có đầy đủ về số lượng; chất lượng hồ sơ địa chính tương đối tốt đảm bảo cho việc quản lý đất đai.

Từ ngày 01/7/2014 thực hiện quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013, huyện Phú Vang đã triển khai việc Đăng ký đất đai (lần đầu) trên địa bàn huyện. Huyện đã đã tổ chức tuyên truyền quy định của Luật Đất đai về công tác đăng ký đất đai lần đầu; chỉ đạo UBND các xã tiến hành rà soát, thống kê tất cả các trường hợp phải thực hiện đăng ký đất đai trên địa bàn và thực hiện gửi thông báo đến từng hộ gia đình; Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này từ huyện đến các xã, các xóm trưởng để hiểu rõ quy định của pháp luật và thực hiện hướng dẫn nhân dân.

Song song với việc đăng ký đất đai lần đầu, việc đăng ký biến động cũng được huyện Phú Vang đặc biệt quan tâm, các thủ tục hành chính liên quan đến công tác này được thực hiện đầy đủ, rà soát thường xuyên; kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt cao, 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng quy định của pháp luật, tỷ lệ giải quyết đúng hạn hàng tháng, hàng năm đều đạt từ 98%-99%, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

2.2.4.2. Kết quả lập và quản lý hồ sơ địa chính.

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh. Đến nay, công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, kê khai, đăng ký và cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Phú Vang đến nay đạt được kết quả như sau:

Lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện (gồm một số nội dung như: Nội dung bản đồ địa chính, tổ chức chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính, thủ tục đăng ký đất đai, hồ sơ đăng ký đất đai, thời gian đăng ký đất đai...) được triển khai và thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT Quy định về bản đồ địa chính và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT Quy định về hồ sơ địa chính và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hồ sơ địa chính được huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế lưu giữ tương đối đầy đủ. Bản đồ và sổ mục kê các thời kỳ (1960, 1978, 1986, 1994) được lưu giữ tại huyện và xã phục vụ công tác QLNN về đất đai và cấp GCNQSDĐ. Các loại sổ như: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động về đất đai... đã được lập và cập nhật thường xuyên. Toàn bộ Bản đồ địa chính của các xã, thị trấn đo vẽ năm 1994 được số hóa và biên tập năm 2010, cập nhật thường xuyên những biến động về ranh giới thửa, chủ sử dụng đất; Các

phần mềm ứng dụng trong việc luân chuyển, xử lý, chỉnh lý, lưu giữ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất được sử dụng tiện ích, đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý.

Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính đã được UBND huyện và các xã, thị trấn triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả, qua đó góp phần tạo điều kiện cho công tác QLNN về đất đai ngày càng tốt hơn. Đến nay, trên toàn huyện đã và đang triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai cho 20/20 xã, thị trấn và khu vực bãi bồi do huyện quản lý. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ở trên, tác giả nhận thấy tỷ lệ các hồ sơ đăng ký, và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian còn chưa cao, thậm chí như năm 2018 là không có sự thay đổi so với năm 2017.

Qua triển khai thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: Diện tích đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận trao đến người sử dụng đất còn chưa tương xứng với kế hoạch đầu tư; hầu hết các xã, thị trấn đang triển khai dự án trước đây đã từng đo đạc lập bản đồ và cấp GCNQSDĐ nhưng nay hoặc do bản đồ đã cũ, chất lượng không đảm bảo hoặc do biến động quá lớn (do công tác theo dõi biến động không được quan tâm đúng mức, thiếu kinh phí dẫn đến mức độ biến động lớn không kiểm soát nổi), phải đo mới lại hoặc chỉnh lý biến động đồng loạt.

Việc đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng phần nhiều là các trường hợp khó thực hiện do không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng không thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn.

Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện Phú Vang vẫn đang còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về cơ sở làm việc,

kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính của một số địa phương còn hạn chế, tiền thu từ đất hàng năm đều phải điều tiết phân chia theo hướng đảm bảo ưu tiên chi phí đầu tư (bao gồm các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng theo phê duyệt, trích quỹ phát triển quỹ đất).

2.2.4.3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trong những năm qua, việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Phú Vang đã được tập trung thực hiện nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân và phục vụ thiết thực công tác QLNN về đất đai; việc cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện theo đúng trình tự, quy định.

Huyện Phú Vang đã tập trung đầu tư nguồn lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhiệm vụ này. Huyện đã thực hiện số hóa toàn bộ bản đồ địa chính, scan sổ mục kê cấp xã để lưu trữ dưới dạng số để hoàn thiện dữ liệu hồ sơ địa chính làm tài liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận đạt độ chính xác và hiệu quả cao.

UBND huyện Phú Vang trước đây đã xây dựng và triển khai các Kế hoạch để thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTG ngày 14/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Từ ngày 01/07/2014, UBND huyện Phú Vang tiếp tục thực hiện các nội dung trên theo kế hoạch; đồng thời đã rà soát, đánh dấu trên bản đồ toàn bộ các thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận, trên cơ sở đó huyện đã xây dựng kế hoạch và đã giao chỉ tiêu cấp.

Giấy chứng nhận cho các xã trên địa bàn huyện thực hiện. Trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2018, công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện được cụ thể như sau:

- Công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân (cấp mới) là: 2.145 GCNQSDĐ.

- Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân là: 267 GCNQSDĐ.

- Các trường hợp đấu giá, giao đất là: 1.885 GCNQSDĐ.

Biểu đồ 2.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Phú Vang

từ năm 2015 đến năm 2018

(Nguồn:Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Vang)

Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành khá đầy đủ, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định mới. Do đó công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đất của nhân dân trên địa bàn huyện trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, UBND huyện giải

quyết các thủ tục hành chính về việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân cơ bản đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; Việc ứng dụng phần mềm theo dõi và quản lý hồ sơ trong việc tiếp nhận và trả kết quả cho các hộ gia đình, cá nhân qua trung tâm một cửa liên thông của huyện đã tạo thuận lợi, dễ dàng cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc như:

- Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của một số đối tượng sử dụng đất còn hạn chế, còn chậm trễ, chưa thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định

- Hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu khá phức tạp, trong khi cán bộ chuyên môn hướng dẫn đôi khi chưa đủ kinh nghiệm, nghiệp vụ nên xảy ra tình trạng hướng dẫn nhiều lần gây mất thời gian khi làm hồ sơ.

- Tình trạng sử dụng lấn, chiếm, tranh chấp, đơn thư khiếu kiện liên quan đất đai tại một số địa phương vẫn còn tồn tại, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc xem x t lập hồ sơ để cấp GCNQSDĐ theo quy định.

Vì vậy, khi được phát phiểu khảo sát về thủ tục hành chính khi cấp GCNQSDĐ: Đa số người dân cho biết thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ không thuận tiện, rườm rà, phức tạp.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của ngƣời dân về thủ tục hành chính khi thực hiện cấp GSNQSDĐ tại huyện Phú Vang

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ, cấp GCNQSD đất: Đa số người dân được phỏng vấn cho biết họ hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ làm công tác này. Số ý kiến đánh giá nhiệt tình là 40 ý kiến (chiếm 57,1%); số ý kiến đánh giá bình thường là 19 ý kiến (chiếm 27,1%); số ý kiến đánh giá không nhiệt tình là 11 ý kiến (chiếm 15%).

Qua số liệu điều tra cho thấy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Phú Vang đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt khá, đã cơ bản khắc phục được tình trạng cán bộ hách dịch, gây khó khăn, sách nhiễu nhân dân. Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này còn phức tạp, quy trình chưa rõ ràng gây khó khăn cho người dân khi thực hiện (54,3% số người dân được hỏi cho rằng thủ tục hành chính không thuận tiện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)