Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác QLNN về đất đai tại huyện Phú Vang vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai và các quy định về cấp GCNQSDĐ ở một số địa phương trên địa bàn huyện còn chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến nhân dân nhận thức về pháp luật không đầy đủ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong đền b , hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đều được phê duyệt chậm so với thời gian quy định, do đó dẫn đến việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho ph p chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch đã bị ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, và gặp khó khăn trong quá trình giải quyết đối với một số công trình, dự

án có nhu cầu cấp thiết để thực hiện nhưng chưa nằm trong kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của một số công trình, dự án vẫn còn k o dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện; nguyên nhân chủ yếu là do đơn thư, khiếu nại của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng liên quan đến dự án; quy trình xin phê duyệt giá đất cụ thể để làm cơ sở trình cơ quan chuyên môn thẩm định phương án giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo thời gian quy định.

- Hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên, kịp thời theo quy định, nhất là các trường hợp của các xã thực hiện chương trình “Dồn điền đổi thửa”.

- Công tác quản lý hồ sơ về đất đai ở một số cơ sở chưa thật chặt chẽ, thiếu đồng bộ dẫn đến khi giải quyết một số vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp gặp nhiều khó khăn.

- Việc quản lý Giấy chứng nhận ở nhiều địa phương còn lỏng lẻo, sơ hở như: Không nắm được tình hình trao Giấy chứng nhận đã chuyển về xã; không ký nhận vào sổ khi trao giấy; không thu hồi các Giấy chứng nhận mà người dân không nhận để lưu; Giấy chứng nhận đã thu hồi chưa xác nhận lý do thu hồi theo quy định. Việc quản lý phôi GCN trong quá trình sử dụng ở một số địa phương chưa chặt chẽ: Còn giao cho đơn vị tư vấn quản lý sử dụng mà không kiểm tra giám sát, thu hồi đầy đủ các phôi giấy đã giao.

- Tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn diễn ra...Nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng

ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

- Nhiều dự án đã được huyện giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa vào sử dụng, chậm đưa vào sử dụng, còn để lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Việc giao đất, cho thuê đất, kể cả những vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi chủ yếu theo phương thức chỉ định, có trường hợp định giá đất để tính thu nghĩa vụ chưa ph hợp, gây thất thu cho ngân sách. Cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá chưa được quan tâm thực hiện.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Một là, hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn. Tư tưởng chậm đổi mới, có Luật nhưng còn chờ nghị định, có nghị định lại chờ thông tư, Quyết định hướng dẫn thi hành của các Bộ ngành nên triển khai Luật chậm. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật.

Hai là, công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản dưới luật ở các địa phương cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế dẫn tới các đối tượng sử dụng đất, nhất là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, hiểu biết pháp luật đất đai chưa rõ; nên tình trạng khiếu nại đòi lại đất, tranh chấp đất đai vẫn còn tồn tại và tiếp diễn. Chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên…cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai và giám sát việc thực hiện QLNN về đất đai. Việc lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp còn mang tính hình thức đối phó. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật

đóng vai trò vô c ng quan trọng trong nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai bởi lẽ phần lớn các hoạt động quản lý về đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của các đối tượng sử dụng đất.

Ba là, UBND một số xã chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo chưa cụ thể, sát sao và thường xuyên việc thi hành pháp luật đất đai. Dẫn đến nhận thức về pháp luật đất đai và hệ thống thông tin đất đai của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế.

Ngoài ra, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực QLNN về đất đai cũng là một nguyên nhân quan trọng. Cán bộ địa chính xã, thị trấn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, nhiều nơi không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc phải luân chuyển giữa các xã, thị trấn nên hạn chế kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, không nắm bắt tình hình thực tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về đất đai.

Mỗi xã, thị trấn lại chỉ có một cán bộ địa chính làm tất cả các thủ tục liên quan đến đất đai bao bồm như giải phóng mặt bằng, chỉnh lý biến động, nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa, giải quyết tranh chấp đất đai, lập hồ sơ cấp GCNSDĐ cho người dân, báo cáo thống kê kiểm kê hàng năm, lập bảng giá đất... Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi cán bộ địa chính xã, thị trấn phải nỗ lực rất lớn trong việc nắm bắt tình hình thực tế địa phương, giải quyết công việc cũng như nâng cao trình độ chuyên môn. Tâm lý đ n đẩy, n tránh, sợ trách nhiệm, ngại đổi mới vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Bốn là, về hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai, hiện nay tại huyện Phú Vang vẫn còn tồn tại tình trạng lập sổ theo dõi tiếp nhận, quản lý sử dụng phôi giấy chứng nhận chưa bảo đảm theo quy định; công tác báo cáo thường xuyên về quản lý sử dụng phôi giấy chứng nhận chưa được thực hiện kịp thời.

Đối với Tổ chức phát triển quỹ đất, hiện nay hoạt động không thống nhất, còn chồng ch o trong thực hiện nhiệm vụ với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thiếu kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; chưa nhận được nhiều sự phối hợp của các cơ quan có liên quan và sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền.

Năm là, phân cấp, giữa huyện, xã và thị trấn. Các cơ quan huyện còn ôm đồm nhiều việc của UBND xã, chưa mạnh dạn phân cấp cho xã, thị trấn cũng như tạo điều kiện về nhân lực vật lực để cấp phường, xã có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Sáu là, trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu và yếu, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính còn buông lỏng. Thiếu hệ thống quy phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang một cách khoa học, gây khó khăn cho thanh tra, kiểm tra cũng như độ chính xác trong kết luận thanh tra.

Bảy là, vai trò giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc huyện còn chưa tốt. Việc giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc là một phần trong cơ chế giám sát của người dân đối với quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc giám sát này chỉ mang tính hình thức, ít có những đóng góp để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tại chương 2, luận văn đã phân tích cơ bản về tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang.Trên thực tế trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, với trách nhiệm của mình đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành các mặt công tác, trong đó có công tác QLNN về đất đai. Có thể nói, với những kết quả đạt được trong QLNN về đất đai trong những năm qua đã góp phần tích cực c ng cấp ủy các cấp thiết thực đưa Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Vang đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, trong kết quả đó không phải không còn những vướng mắc, tồn tại chưa được tháo gỡ trong hoạt động QLNN đối với đất đai tại huyện Phú Vang. Bên cạnh những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và những nguyên nhân khách quan khác thì thực trạng bộ máy quản lý và thực trạng công tác QLNN về đất đai vẫn còn nhiều bất cập: Sử dụng đất còn chưa hợp lý, còn tồn tại quy hoạch treo…

Hiện nay, chính sách về QLNN đối với đất đai là một trong những vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Dựa trên các cơ sở khoa học, quan điểm thực tiễn công tác quản lý, luận văn đã rút ra được những vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới về công tác QLNN đối với đất đai tại huyện Phú Vang. Và trên cơ sở đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp ph hợp cho công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện tại chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI – TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phƣơng hƣớng

3.1.1. Sửa đổi bổ sung ban hành luật đất đai mới

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Trong hơn 5 năm tổ chức thi hành Luật đất đai 2013, công tác quản lý đất đai nói chung và tại huyện Phú Vang nói riêng đã đạt được những hiệu quả nhất định như: Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật đất đai giữa Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai năm 2013, không để ách tắc gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai. Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai đã hạn chế được giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư không có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “t y tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất…

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, Luật đất đai 2013 vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:

Một là, nhiều quy định trong Luật đất đai 2013 chưa ph hợp với Hiến pháp năm 2013 và một số luật có liên quan, nhất là các luật về tài sản gắn liền với đất (như Luật đầu tư năm 2014, Luật quy hoạch, Luật nhà ở năm 2014, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật

quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017). Chính sách đất đai chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn, chồng ch o. Ví dụ: Nhằm ngăn ngừa tham nhũng, Luật quy định Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để đưa đất ra đấu giá (Chương Quy hoạch sử dụng đất), nhưng lại cho ph p người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân được thực hiện quyền “cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ” đối với trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án (Điểm i Khoản 1 Điều 179). Cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa hướng dẫn được cơ chế thực hiện 2 quyền này khi Nhà nước thu hồi đất.

Hai là, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn diễn ra. Do mục tiêu của Luật đất đai năm 2013 được đặt ra là tăng cường quản lý nhà nước về đất đai chứ không phải là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng đất, nên rất thiếu những quy định, chế tài cụ thể hướng đến sử dụng nguồn lực đất đai một cách hiệu quả.

Ba là, khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Thiếu các cơ chế ph hợp để tăng cường khả năng tiếp cận đất đai là vướng mắc từ lâu nhưng chưa được Luật điều chỉnh. Hiện nay, cơ chế Ủy ban nhân dân thuê đất của nông dân để cho doanh nghiệp nông nghiệp thuê lại cũng trái với Luật đất đai năm 2013, nhưng đang được áp dụng thành công ở nhiều địa phương.

Bốn là, quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, cho phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn nói riêng; đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp. Hạn điền (hạn mức nhận chuyển quyền) và thời hạn (hạn mức thời gian sử dụng đất) vẫn là rào cản chính trong xác lập một tư liệu sản xuất có khả năng tiếp nhận đầu tư lớn, dài hạn, có chiều sâu của nông dân vào phát triển kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Năm là, hệ thống tài chính đất đai gồm định giá đất và thuế đất vẫn chưa đạt được trạng thái cần thiết của chuẩn mực quản lý ph hợp. Quyết định giá đất của cơ quan hành chính còn thiếu độc lập và khách quan. Hệ thống thuế về đất đai còn lạc hậu, làm cho nguồn thu từ đất quá nhỏ b so với nhu cầu bảo vệ lợi ích toàn dân về đất đai và hiện đang là nguyên nhân chính làm cho ngân sách phải chi quá nhiều cho đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng, mà mọi người sử dụng lại không phải trả bất kỳ một chi phí nào.

Sáu là, tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)