Để thực hiện tốt việc duy trì, phát triển làng nghề và nghề truyền thống đƣợc bền vững, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề theo hƣớng tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Đề nghị UBND Thành phố, các sở ngành Thành phố quan tâm để huyện triển khai một số nội dung sau:
1. Đề nghị Thành phố và các sở, ngành Thành phố có cơ chế, chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững: tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất để di dời sản xuất ra khỏi khu dân cƣ, duy trì phát triển làng nghề gắn với quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2. Đề nghị Thành phố cần có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ƣu tiên; đồng thời có chính sách hỗ trợ di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh vào các điểm công nghiệp làng nghề tập trung. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dƣới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xƣởng thƣờng chật hẹp, môi trƣờng bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo. Trong những năm tới cần phải tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở.
3. Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ Phát triển thị trƣờng cho các làng nghề; Phát triển các thị trƣờng đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu...) và thị trƣờng sản phẩm cho các làng nghề. Đề nghị nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin...) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.
4. Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ cho các làng nghề, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký nhãn mác sản phẩm; Quảng bá sản phẩm trên các phƣơng tiện thông tin nhƣ Internet, tổ chức hội chợ.
5. Đề nghị Sở Công thƣơng, UBND Thành phố nghiên cứu, có cơ chế đảm bảo và hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ ở các làng nghề. Hỗ trợ công tác tƣ vấn, đào tạo và áp dụng mô hình chuyển giao công nghệ cho các làng nghề. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề, chính sách cho vay ƣu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có vốn cho đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh.
6. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tƣ kinh phí phát triển hệ thống giao thông và vệ sinh môi trƣờng các làng nghề; tiếp tục thực hiện các dự án xử lý nƣớc thải tại các làng nghề trên địa bàn huyện; có cơ chế hỗ trợ kinh phí để đầu tƣ xây dựng các bến bãi đỗ xe, bãi tập kết, lƣu thông hàng hoá làng nghề bằng ngân sách Thành phố.
KẾT LUẬN
Làng nghề là nguồn tài sản vô cùng quý giá của đất nƣớc cần đƣợc bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà còn thể hiện bản sắc văn hóa, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua phát triển nghề, làng nghề của Huyện đã có những chuyển biến tích cực không chỉ về nhận thức của lãnh đạo Huyện mà còn có sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị - xã hội cùng với sự năng động sáng tạo của nhân dân nên nghề, làng nghề truyền thống đã đƣợc củng cố và phát triển. Sự thay đổi đó đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện, đời sống ngƣời lao động đƣợc nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên phát triển nghề, làng nghề vẫn mang tính tự phát, các cơ sở không đủ vốn để đầu tƣ đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguyên liệu tại chỗ, vẫn phải phụ thuộc vào nguyên liệu từ nơi khác. Mặt khác thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chƣa đƣợc đa dạng, mở rộng, hầu hết các sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu nhãn mác nên sức cạnh tranh chƣa cao. Môi trƣờng bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Vì vậy, trƣớc mắt cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đƣa các làng nghề ở Huyện vƣợt qua khó khăn, thách thức, góp phần giúp các làng nghề phát triển một cách bền vững, đóng góp vào sự nghiệp CNH,HĐH của đất nƣớc nói chung, CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập toàn cầu. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề cần đƣợc coi trọng. Trên cơ sở thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống, luận văn đã đƣa ra những kiến nghị với Chính phủ, với UBND Thành phố Hà Nội, giải pháp nhằm tăng
cƣờng QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống là một đề tài rộng, do hạn chế về khả năng của bản thân, luận văn chƣa thể đƣa ra hết đƣợc những vấn đề liên quan đến hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên địa bàn Huyện. Tác giả luận văn mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp, bổ sung, định hƣớng để tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thị Lan Anh, (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội;
2. Phạm Thị Vân Anh,(2006), Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
3. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp Quốc (1996), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội;
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2006). Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Hà Nội,
tháng 12 năm 2006. Hà Nội;
5. Đặng Kim Chi (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
xây dựng chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Đề tài cấp nhà nƣớc;
6. Hoàng Văn Châu, (2006), Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du
lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đề tài khoa học cấp Bộ -
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội;
7. Nguyễn Trí Dĩnh, (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở
một số tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hà Nội. Đề tài khoa học cấp Bộ -
Viện đào tạo công nghệ và quản lý quốc tế - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Hà Nội;
8. Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. NXB Đại học
9. Phạm Xuân Hậu và Trịnh Văn Anh, 2012. Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Việt Nam phục vụ du lịch. Tạp chí Khoa học Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 35, trang 10-17. Hà Nội;
10. Hồ Kỳ Minh,( 2011), Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài cấp tỉnh – Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Hà Nội;
11. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình Quản lý học đại
cương, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
12. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Hành chính công, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Lý luận Hành chính nhà nước,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
14. Đinh Xuân Nghiêm, (2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề Việt Nam. Hà Nội. Đề tài khoa học cấp Bộ - Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ƣơng – Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. Hà Nội;
15. Lê Cao Thành, (2006), Chiến lược phát triển cách làng nghề gạch, gốm
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Khoa Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh.;
16. Nguyễn Hữu Thông, (2011), Nghề thủ công truyền thống Huế, thực trạng và những hệ quả cần đối mặt http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghiencuu/ly- luan-van-hoa-hoc/vu-tru-quan-phuong-dong/1947.html
17. Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng Sông Hồng hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ -
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội;
18. Nguyễn văn Đại và Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nhà xuất bản Nông nghiệp;
19. Mai Thế Hớn, Hoàng Ngọc Hà và Vũ văn Phúc (2003); Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH,HĐH, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội;
20. Nguyễn Thị Mùi (2004); Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ngoại thành Hà Nội, Luận văn Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
21. “Đánh thức du lịch làng nghề”, Báo Lao động – Hạnh Phƣơng;
22. Dƣơng Bá Phƣợng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình CNH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
23. Trần Minh Yến, 2003. Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án Tiến
sĩ, Viện Kinh tế học – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; 24. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
25. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2015. Báo cáo tổng kết 5 năm phát triển nghề và làng nghề Thành phố giai đoạn 2010-2015, Kế hoạch phát triển nghề và làng nghề Thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Hà Nội, tháng 8 năm
2015. Hà Nội;
26. UBND Thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ. Hà Nội,
tháng 5 năm 2009 , Hà Nội;
27. UBND Thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu “làng nghề truyền thống Hà Nội”. Hà Nội, tháng 7
năm 2009;
28. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
29. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. Kế hoạch triển khai đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
Hà Nội, tháng 7 năm 2011;
30. UBND Thanh phố Hà Nội, 2012. Chương trình phát triển làng nghề kết
hợp du lịch giai đoạn 2012 – 2015. Hà Nội, tháng 11 năm 2012’’
31. UBND Thành phố Hà Nội, 2013. Quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội;
32. UBND Thành phố Hà Nội, 2014. Quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Hà Nội,
tháng 8 năm 2014;
33. UBND Thành phố Hà Nội, 2015. Quyết định phê duyệt kế hoạc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Hà Nội, tháng 11 năm 2015;
34. http://congthuonghn.gov.vn/ 35. http://thongkehanoi.gov.vn/
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh giới thiệu làng nghề huyện Hoài Đức
Chạm khắc tượng Phật tại làng nghề điêu khắc gỗ truyền thống Sơn Đồng
Làng nghề bánh đa nem Ngự Câu – An Thƣợng
Thứ trƣởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên thăm cơ sở sản xuất tranh đỏ tại Kim Hoàng-Vân Canh
Giỗ tổ làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá