Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

2.1.2.1. Tài nguyên đất

Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của huyện đƣợc bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.

- Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; đƣợc phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dƣơng Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phƣơng, Vân Côn, Đông La, An Thƣợng.

Nhóm đất này đƣợc hình thành do phù sa cổ hệ thống Sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tƣơi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dƣỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lƣợng mùn ở mức trung bình đến giàu (< 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo

chiều sâu; hàm lƣợng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N < 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.

Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dƣỡng trong đất.

- Vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn ( trừ Vân Côn) chủ yếu đƣợc bơm tƣới bằng nƣớc Sông Hồng nên đƣợc bổ sung phù sa hàng năm, mùn và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lƣợng các chất trao đổi trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tƣợng chặt ở dƣới tầng canh tác.

2.1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nƣớc mƣa hàng năm thì Hoài Đức còn đƣợc sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nƣớc mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tƣới cho cây vùng đồng; còn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thƣờng gặp khó khăn trong việc tƣới cho cây trồng.

- Nguồn nước ngầm:

Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nƣớc cung cấp cho tầng chứa là nƣớc mặt và có liên quan đến mực nƣớc của sông Hồng.

Căn cứ kết quả thăm dò cho thấy; từ 34 - 40 m là tầng cát sạn màu xám sáng lẫn ít hạt màu đen, bão hoà nƣớc; từ 40 - 60 m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xám sáng, bão hoà nƣớc; từ 60 - 73m là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh.

Về chất lƣợng nƣớc theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy: Nƣớc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phƣơng diện hoá học vì hàm lƣợng sắt và chất hữu cơ cao, nƣớc bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trƣớc khi sử dụng.

2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chƣa xác định đƣợc có tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lƣợng không nhiều và chất lƣợng không cao.

2.1.2.4. Tài nguyên nhân văn, du lịch

Huyện Hoài Đức nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lƣu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống nhằm giáo dục ngƣời dân truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Hoài Đức có dải đất vùng bãi ven sông Đáy trải dài qua 10 xã có tiềm năng cho việc phát triển các loại hình hoạt động vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, đồ gỗ,… có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu và mua sắm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)