Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 62 - 73)

Triển khai thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế toàn diện hiệu quả bền vững xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 -2015 của Huyện ủy. Những năm qua, các làng nghề thủ công truyền thống đã phát triển nhanh góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 51/53 làng nghề trong đó có 12 làng nghề đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống. Các nghề thế mạnh của huyện là dệt may, tạc tƣợng, sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản. Ngoài ra tại các làng nghề có tiềm năng phát triển lớn về các nghề nhƣ cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ...Các làng nghề phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Số lượng nghề và làng nghề.

Hiện nay huyện Hoài Đức đã có 12 làng nghề đƣợc công nhận làng nghề truyền thống .Toàn huyện có 51/53 làng có nghề. Các làng nghề truyền thống đã thu hút lao động nhàn rỗi, lao động chƣa có việc làm ở nông thôn

khá hiệu quả, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản phẩm làm ra mang tính thủ công truyền thống, có tính độc đáo nhƣ điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, cơ kim mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung đã góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, Làng nghề Sơn Đồng đã hình

thành và phát triển đƣợc hơn 1.000 năm, kể từ khi nền văn hoá Phật giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, Làng nghề có hàng trăm ngƣời thợ đƣợc phong Tƣớc bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân). Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của ngƣời nghệ nhân Sơn Đồng tham gia nhƣ Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột... Làng nghề Sơn Đồng hiện có 2.514 hộ thì có hơn 400 hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ, 50% trong số này chuyên làm nghề điêu khắc gỗ với gần 300 xƣởng sản xuất. Cả làng có trên 4.000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi. Tổng doanh thu bình quân đạt khoảng 350 tỷ/năm. Không chỉ đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế của xã, Sơn Đồng còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phƣơng cũng nhƣ nhiều lao động quanh vùng, với mức thu nhập trung bình từ 4 - 15 triệu đồng/ngƣời/tháng, tuỳ vào việc làm và tay nghề của từng ngƣời.

Trăn trở với sự tồn hƣng của làng nghề, một số thợ giỏi, tâm huyết với nghề xin phép thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Ngày 10/6/2002, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ra Quyết định số 20/QĐ-UB thành lập Hiệp hội Làng nghề Mỹ nghệ Sơn Đồng. Ban đầu Hội chỉ có 51 hội viên cho đến nay số hội viên chính thức tăng lên trên 500 và số hội viên trực thuộc lên đến trên 2000 ngƣời. Nhằm duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề, xã Sơn Đồng đã mở những lớp đào tạo nghề, dạy nghề truyền thống cho con em tại địa phƣơng, do các nghệ nhân Sơn Đồng trực tiếp giảng dạy.

Cùng với đó, để bảo vệ và xây dựng thƣơng hiệu làng nghề Sơn Đồng ngày càng phát triển bền vững, năm 2013, làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tƣợng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng. Tháng 9/2015, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc.

Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung, tính

đến tháng 12 - 2016, trên địa bàn thôn Đại Tự có 40 công ty hoạt động kinh doanh (gồm 17 công ty sản xuất cơ khí và 23 công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác, 41 hộ kinh doanh cá thể. Với một làng quê chỉ có 1.750 dân mà đã có tới hơn 48 chủ doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phƣơng đã làm cho Đại Tự trở thành một trong những làng có nhiều doanh nghiệp nhất của huyện Hoài Đức. Với việc phát triển nghề làm két, UBND xã Kim Chung cũng đã giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Phần lớn công nhân ở trong độ tuổi từ 20 đến ngoài 40. Thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Làng nghề chế biến LTTP Lưu Xá, xã Đức Giang, Lƣu Xá nằm ở vị trí khá thuận lợi trên tuyến đƣờng liên huyện, liên xã của phố huyện Hoài Đức, trở thành một trung tâm buôn bán thóc, gạo, ngô và là đầu mối giao lƣu cung cấp và tiêu thụ thóc gạo trong cả nƣớc. Từ nghề truyền thống xay xát gạo hàng xáo, các hộ đầu tƣ mua sắm máy xay xát lớn, mở cửa hàng, mở xƣởng xay xát có quy mô lớn. Trong thôn có 75 hộ đều là 75 chủ buôn bán thóc gạo, ngô đỗ từ mọi miền chở đến, rồi từ đây gạo, cám đã đƣợc xay xát lại đƣợc đƣa đi khắp cả nƣớc. Hàng năm, để phục vụ cho nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp xay xát và chế biến gạo, bên cạnh lƣợng thóc khoảng 30.000- 40.000 tấn sản xuất nội tỉnh , các doanh nghiệp chế biến gạo Hoài Đức thu

mua thóc từ các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, khoảng 70.000- 80.000 tấn/năm nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến. Trong tổng lƣợng thóc 100.000-120.000 tấn, Hoài Đức tiêu dùng khoảng 30% để đƣa vào chế biến các sản phẩm từ gạo nhƣ mỳ, bún,phở…, 50% đƣa vào tiêu dùng đô thị và 20% xay xát gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng trực tiếp.

Làng nghề CBNSTP Minh Khai, là địa phƣơng nằm trong vùng chế biến

lƣơng thực có tiếng của Hà Tây (cũ). Với vị trí rất thuận lợi, chỉ cách trung tâm Hà Nội 20 km, ngƣời dân Minh Khai sớm tiếp cận với thị trƣờng để thích ứng với nền sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của thành phố. Từ những năm 1960, Minh Khai đã xuất hiện một số nghề nhƣ: chế biến tinh bột và sản xuất miến dong, lúc đầu còn làm thủ công chƣa áp dụng máy móc, những năm gần đây, ngƣời dân Minh Khai áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc phƣơng tiện sản xuất, cải tiến cách làm ăn nên đã tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, mở rộng thêm nhiều mặt hàng mới nhƣ: bún, phở khô, đậu xanh tách vỏ… đƣa thu nhập hộ làm nghề ngày càng cao, trở thành xã giàu có.

Diện tích tự nhiên của xã: 192,2 ha Diện tích đất ở: 38,3 ha

Tổng số hộ: 1336 hộ với 5461 khẩu

Số lao động trong lĩnh vực làng nghề 2500 ngƣời với thu nhập bình quân 2.500.000 đ/tháng.

Số hộ sản tham gia hoạt động sản xuất nghề: 1000 và không tập tru

Làng nghề CBNSTP Cát Quế, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 411,1

ha, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Xã có địa giới tiếp giáp với xã Dƣơng Liễu ở phía Bắc; xã Yên Sở - phía Nam; xã Đức Giang - phía Đông và với huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai ở phía Tây. Cát Quế cách nội thành Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc. Giao thông ở đây chủ yếu

là tuyến đê tả ngạn sông Đáy, thông với quốc lộ 32 ( Hà Nội - Sơn Tây) và đƣờng 422 qua Cát Quế. Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội, làng nghề CBNSTP xã Cát Quế rất thuận lợi về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thu hút những chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về vốn, công nghệ trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra khảo sát thực địa thì làng nghề chỉ còn dƣới 100 hộ sản xuất tinh bột sắn, với công suất trên 250 tấn sắn củ/1 ngày đêm vào mùa sản xuất (tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Sản xuất miến dong trên địa bàn xã đang dần mở rộng quy mô, năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Nhu cầu thị trƣờng đang mở rộng trên khắc đất nƣớc ngoài ra còn đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng một số nƣớc khác. Ngoài ra, làng nghề còn sản xuất bánh kẹo, nấu rƣợu, đỗ xanh bóc vỏ…

Bảng 3: Bảng tổng hợp số lƣợng nghề và làng nghề

TT Xã, phƣờng Tên làng có

nghề Tên làng nghề đã đƣợc công nhận

Ghi chú

1 Xã Đức Giang 1. Lƣu Xã Chế biến LTTP Lƣu Xá

2 Xã Đức Giang 1. Cao Xá Hạ Bún bánh Cao xá Hạ

3 Xã Sơn Đồng 1. Sơn Đồng Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng

4 Xã La Phù 1. La Phù Bánh kẹo- Dệt kim La Phù

5 Xã Minh Khai 1.Minh Khai CBNSTP Minh Khai

6 Xã Dƣơng Liễu 1. Dƣơng Liễu CBNSTP Dƣơng Liễu

7 Xã Cát Quế 1. Cát Quế CBNSTP Cát Quế

8 Xã Kim Chung 1. Lai Xá Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá

9 Xã An Thƣợng 1. Ngự Câu Bánh đa nem Ngự Câu

10 Xã Yên Sở 1. Yên Sở Xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở

11 Xã Kim Chung 1. Đại Tự Cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự

Tổng số doanh nghiệp trên toàn huyện.

Với chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó. Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các thành phần kinh tế, khi doanh nghiệp phát triển đồng thời sản xuất cũng phát triển.Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung và các làng nghề nói riêng trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Góp phần giải quyết việc làm lao động địa phƣơng và thu hút nhiều lao động ở các địa phƣơng khác, từng bƣớc ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phƣơng và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tích cực, đó là: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề, các loại hình doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề cũng phát triển nhanh. Đến năm 2016, tổng số doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề khoảng 9.334; trong đó: 393 doanh nghiệp và 8.941 hộ SXKD.

Lao động và thu nhập bình quân

- Lao động tại các làng nghề: ƣớc tính: 44.000 lao động, chiếm 31,4% tổng số toàn huyện (140 nghìn LĐ), trong đó:

+ Lao động tại địa phƣơng: 27.000 ngƣời; chiếm 61,4%. + Lao động ngoài địa phƣơng: 17.000 ngƣời; chiếm 38,6%.

Số lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-TTCN: 22.673 ngƣời. - Doanh thu các làng nghề: ƣớc tính 1.800 tỷ đồng/năm, chiếm 39,6% tổng giá trị ngành công nghiệp-TTCN năm 2016.

- Thu nhập bình quân lao động làng nghề: khoảng 40 triệu đồng/LĐ/năm.

Giá trị sản xuất

Kết quả sản xuất, kinh doanh của 10/12 làng nghề truyền thống năm 2016 (tổng hợp theo báo cáo của 08/10 xã), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Tên xã Nghề Tên hội làng

nghề Doanh thu Số lƣợng cơ sở Thu nhập bình quân của 1 lao động làm nghề/năm 1 Đức Giang Xay sát lƣơng thực - 13.00 62 115 Sản xuất bún bánh Cao Xá Hạ - 58.008 120 65 2 Kim Chung Nhiếp Ảnh tryền thống thôn Lai Xá - 1.560 10 130 Cơ khí mộc dân dụng thôn Đại Tự - 3.560 - - 3 Đông La Chế biến nông sản, dệt may thôn Đồng Nhân - 155.000 150 30,5 4 An Thƣợng Sản xuất bún bánh đa nem thôn Ngự Câu

- 26.400 50 52,8

5 Dƣơng Liễu Chế biến nông sản - 1.600.000 659 60

6 Minh Khai Chế biến nông sản

Hội sản xuất miến dong làng nghề xã Minh Khai 1.061.564 272 60 7 La Phù Dệt kim và chế biến bánh kẹo - 1.301.000 706 41 8 Sơn Đồng Điều khắc tạc tƣợng đồ thờ Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng 2.805.000 362 72

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của các làng nghề của huyện hiện đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, đối với những hộ có quy mô sản xuất nhỏ thƣờng là mua nguyên liệu đã đƣợc sơ chế của các DN nhập khẩu, về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ở Hoài Đức là rất dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất.

Bảng 5: Nhu cầu sử dụng nguyên- nhiên - vật liệu tại một số làng nghề Nguyên liệu,

nhiên liệu Đơn vị Cát Quế

Dƣơng Liễu Minh Khai 1 Dong củ Tấn/ngày 12 58 74 2 Sắn củ Tấn/ngày 180 250 72 3 Gạo Tấn/ngày 23,7 4 Than Tấn/ngày 12 39 9,75 5 Điện KWh/ngày 2.880 4.620 5.271 6 Nƣớc M 3 /ngày 3.330 6.800 5.500

(Nguồn: Số liệu phòng tài nguyên môi trƣờng huyện Hoài Đức)

Nguồn vốn.

Ngân sách huyện hàng năm bố trí tỷ lệ hợp lý đầu tƣ cho phát triển Công nghiệp - TTCN và các làng nghề. Nguồn vốn do các doanh nghiệp, hộ đóng góp (các DN, hộ thuê đất ở các Cụm Công nghiệp).

Bên cạnh đó cần khai thác các nguồn vốn từ ngoài ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho phát triển công nghiệp – TTCN tại các làng nghề.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề nhìn chung đã đƣợc đầu tƣ nhƣng so với yêu cầu thì còn chƣa đáp ứng đƣợc, hệ thống xử lý nƣớc thải, vì vậy việc sản xuất trong các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Chƣa thực hiện hoàn thiện các Cụm Công nghiệp để đƣa các hộ ra sản xuất tập trung, một số làng nghề thiếu mặt bằng cho sản xuất, công tác giải phóng mặt bằng và đầu tƣ hạ tầng và giao đất cho các hộ ở các Cụm công nghiệp còn để kéo dài, diện tích hiện có của một số Cụm CN làng nghề không đáp ứng đƣợc yêu cầu mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhƣ: Đại Tự, Đức Giang. Một số làng nghề chƣa xây dựng đƣợc Cụm công nghiệp để đƣa các hộ ra sản xuất tập trung, các xã đã có Cụm Công nghiệp thực hiện GPMB, đầu tƣ xây dựng, tổ chức xét duyệt chậm nhƣ Cụm công nghiệp Kim Chung – Di Trạch Các Cụm Công nghiệp còn vƣớng công tác GPMB một số hộ sử dụng đất đƣợc thuê không đúng mục đích, không đúng dự án, một số còn có biểu hiện mua bán chuyển nhƣợng đất, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ở các Cụm công nghiệp chƣa tốt còn để nhiều trƣờng hợp vi phạm về xây dựng lán xƣởng ở Cụm công nghiệp, công tác lãnh đạo chỉ đạo của UBND các xã có Cụm Công nghiệp còn chƣa quyết liệt.

Môi trường làng nghề và thực trạng hoạt động quản lý môi trường.

Để làm giảm ô nhiễm tại khu vực này cần quy hoạch không gian làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cƣ; đồng thời quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải mới bảo đảm giữ vệ sinh môi trƣờng. Tuy nhiên thực tế triển khai các cụm công nghiệp làng nghề cũng nhƣ các nhà máy xử lý nƣớc thải làng nghề trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc vào nhiều bộ, sở, ngành của trung ƣơng và thành phố. Vì vậy, các nhà máy xử lý nƣớc thải cụm làng nghề tại xã Dƣơng Liễu, công suất khoảng 13.000m3/ngày đêm; nhà máy xử lý nƣớc thải tại xã Vân Canh, công suất dự kiến 8.000m3/ngày đêm; nhà máy xử lý nƣớc thải tại xã Sơn Đồng, công suất dự kiến 4.000m3/ngày đêm... đã đƣợc phê duyệt nhƣng chƣa triển khai đƣợc do thiếu vốn, mặt bằng… Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp làng nghề triển khai cũng hết sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)