Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

vậy, nhà nƣớc cũng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ƣu tiên việc giao đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.

Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận đƣợc các thông tin về công nghệ, khoa học – kỹ thuật, thị trƣờng để xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng là hết sức ý nghĩa. Nhà nƣớc có thể khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề, hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội trợ, triển lãm, hội thảo… để họ tiếp cận thông tin.

1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống nghề truyền thống

Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề cũng cần đƣợc quan tâm.

Thứ nhất về đội ngũ nguồn nhân lực quản lý đối với làng nghề : ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lƣợng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án, định hƣớng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối kinh tế của Đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý. Địa phƣơng có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lƣợng sẽ là một lợi thế để có thể quản lý và phát triển ngành tại địa phƣơng một cách hiệu quả. Để làm đƣợc điều này thì cần có

những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ QLNN về kinh tế nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ hai, là nguồn nhân lực trong các làng nghề. Chất lƣợng nguồn nhân lực trong các làng nghề ảnh hƣởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trƣng, độc đáo với những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng nguồn nhân lực. Tuy nhiên thực tế hiện nay các làng nghề đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, thợ tạo mẫu. Lao động làng nghề nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu, trong khi các nghệ nhân đang già yếu và ngày càng mỏng dần thì lực lƣợng trẻ lại không tha thiết với làng nghề, chính vì lẽ đó tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng ở các làng nghề truyền thống. Số lƣợng lao động qua đào tạo còn thấp, việc dạy nghề tại các làng nghề đa số là theo lối truyền nghề, cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức lớp học ngắn ngày. Cùng với đó việc truyền nghề chủ yếu là truyền miệng, do vậy giải quyết những khó khăn trong các làng nghề hiện nay để sản phẩm của làng nghề tìm kiếm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, từ đó nâng cao mức thu nhập của ngƣời lao động trong các làng nghề là hƣớng lâu dài để thu hút nhiều lao động trẻ có tài năng gắn bó với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)