Làng nghề truyền thống Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

Làng nghề ở Bắc Ninh tồn tại hàng trăm năm nay, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Một số làng nghề quy mô phát triển thành xã, cụm xã nghề hay liên kết với nhau tạo nên những phố nghề sầm uất. Hoạt động kinh doanh đƣợc mở rộng và phát triển trong nƣớc và quốc tế.

Nên học:

- Đầu tƣ : các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ (80% số lao động địa phƣơng với thu nhập 1-1,4 triệu đồng/ngƣời/tháng).

- Đổi mới công nghệ : Nhiều làng nghề đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao. Làng giấy Đống Cao (Phong Khê – Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái sinh công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm sản xuất trên 26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ các giấy vệ sinh đến mặt hàng giấy cao cấp nhƣ giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy xuất khẩu.

- Phát triển cụm công nghiệp : khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở mang sản xuất, chính trang nhà xƣởng và có một vị thế mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi cao nhất, miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc đƣợc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đƣợc xét hỗ trợ thêm 10- 30% giá trị để đền bù thiệt hại về đất nếu có.

Bắc Ninh đã quy hoạc xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đó 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện 2 cụm công nghiệp (Thép Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã đƣợc các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã đƣợc phê duyệt. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch.

DN ở Bắc Ninh rất phát triển, điển hình nhƣ Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ VN Artxport : Quy mô sản xuất không ngừng mở rộng với 1 công ty, 3 Chi nhánh, 3 xƣởng sản xuất, 2 liên doanh… Doanh thu năm 2006 đã đạt 650 tỷ, kim nghạch xuất khẩu là 36 triệu USD, các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ mang thƣơng hiệu Artxport đã có mặt tại thị trƣờng nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với những mặt hàng XK chủ lực nhƣ hàng thêu ren, đá mỹ nghệ, đồ gỗ. Với logo bắt mắt và ý nghĩa “Hội tụ tinh hoa Việt”.

Nên tránh:

Ở những làng nghề hoạt động cầm chứng cho thụ nhập không cao (36 làng), thậm chí mai một lần, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Tiến độ triển khai sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp làng nghề còn chậm. Điện cho khu công nghiệp làng nghề còn thiếu, chƣa ổn định. Môi trƣờng sản xuất kinh doanh còn bị ô nhiễm, Làng Đa Hội với 1200 hộ gia đình, 7000 nhân khẩu, có tới 200 hộ sản xuastast chuyên nghiệp với quy mô là những xí nghiệp, đó là chƣa kể đến hàng ngàn hộ với quy mô nhỏ có tổng sản lƣợng 500-700 tấn sắt thƣơng phẩm mỗi ngày. Những đơn vị sản xuất này, đã thải ra môi trƣờng 2,5 đến 3,5 tấn gỉ sắt mỗi ngày, cùng với 3.500 – 4.000 m3 nƣớc thải, Đặc biệt, có ít hất 20 cơ sở sản xuất dây thép bằng công nghệ mạ kẽm đƣợc thực hiện ngay trong khu vực dân cƣ mà chất thải thƣờng là các loại sutsm các kim loại nặng không hề đƣợc xử lý qua bất cứ khâu nào, cứ thế đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê. Cong sống còn gánh thêm lƣợng chất thải khổng lồ của làng nghề ô nhiễm trầm trọng bậc nhất Bắc Ninh – Làng giấy Phong Khê. Đã có kết quả phân tích ở lƣu vực sông Ngũ Huyện Khê đó thấy hàm lƣợng BOD và COD lớn đến 7-8 lần mức cho phép, tức là rất nguy hiểm cho tính mạng con ngƣời.

1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức

Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề ở một số địa phƣơng trong nƣớc và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhƣ sau:

- Thứ nhất trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc đều quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung trọng tâm quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

- Thứ hai, muốn phát triển làng nghề, cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nƣớc bằng việc ban hành chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn.

- Thứ ba, sản xuất làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, không sản xuất tràn lan, làm ảnh hƣởng chất lƣợng sản phẩm.

- Thứ tƣ, tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tour du lịch. - Thứ năm, đầu tƣ hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho lao động thông qua các trung tâm đào tạo nghề.

- Thứ sáu, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, triển khai giải pháp phát triển bền vững môi trƣờng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)