Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 37)

1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô

Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau.

1.3.1.1 Nhân tố khoa học công nghệ

Trong cơ chế thị trƣờng, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lƣợng và giá cả. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, giao lƣu thƣơng mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.

Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lƣợng trục tiếp đƣợc xác định là động lực của CNH – HĐH, khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia. Công nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả

Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định sự tăng trƣởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho sản xuất đƣợc coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phƣơng trâm kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm và ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

1.3.1.2 Môi trường an ninh, chính trị và pháp luật

Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến QLNN về phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay là môi trƣờng chính trị, pháp luật phải đảm bảo tính kỷ luật. Chế đô chính trị - xã hội và thể chế Nhà nƣớc quyết định tới bộ máy QLNN đối với các ngành, nghề. Nhà nƣớc đặt ra bộ máy QLNN với những chiến lƣợc phát triển chung nhằm quản lý phát triển làng nghề truyền thống nhằm phát triển làng nghề và quản lý nền kinh tế của địa phƣơng.

Ổn định chính trị, an ninh tạo điều kiện cho việc QLNN về phát triển làng nghề truyền thống đƣợc thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, đảm bảo cho môi trƣờng làng nghề an toàn.

1.4.2. Các nhân tố môi trường ngành

1.4.2.1 Thị trường sản phẩm của làng nghề

Thị trƣờng có sự tác động mạnh mẽ đến phƣơng hƣớng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trƣờng. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trƣờng. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của

ngƣời tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣợc lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu thị trƣờng không cần đến so đó nữa.

1.4.2.2 Vốn kinh doanh

Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nao. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tƣ phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ…Do vậy sự phát triển thịnh vƣợng của làng nghề cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn đƣợc huy động. Trƣớc đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thƣờng nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ ngƣời thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ững nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng thì lƣợng vốn cần lớn hơn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, đƣa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

1.4.2.2 Cơ sở hạ tầng

Bao gồm hệ thống đƣờng giao thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thƣơng mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chƣa đồng bộ.

1.4.2.4 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Trong thời kỳ phƣơng tiện giao thông và phƣơng tiện kỹ thuật chƣa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu đƣợc coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trƣờng tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (nhƣ gỗ ...), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hƣởng tới chất lƣợng và giá thành sản phẩm.

1.4.2.5 Sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý

Công tác QLNN sẽ hiệu quả hơn nếu nhƣ phân cấp phân quyền giữa các bộ phận quản lý rõ rang và rành mạch. Lúc đó, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý đƣợc xác định, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trƣớc lĩnh vực quản lý của mình, không vi phạm quản lý của bộ phận khác và cùng hợp tác khi có liên quan. Nhà nƣớc bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về kinh tế, sử dụng bộ máy để thực hiện những vấn đề về QLNN, nhằm đƣa ra những chính sách phù hợp, áp dụng vào thực tiễn, biến quy hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển bền vững.

Tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phần quyền, phối hợp giữa các đƣơn vị sẽ tác động trực tiếp đến công tác QLNN về kinh tế tại địa phƣơng đó. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định xây dựng cho địa phƣơng một bộ máy thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội tại địa phƣơng và hình thành các cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện.

1.4.2.6 Đội ngũ nguồn nhân lực QLNN

Trong QLNN, đội ngũ nguồn nhân lực ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lƣợng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây

là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án, định hƣớng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối kinh tế của đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý.

Đại phƣơng có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lƣợng sẽ là một lợi thế để có thế quản lý và phát triển ngành tại địa phƣơng một cách hiệu quả. Để làm đƣợc điều này thì cần có những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ việc QLNN về kinh tế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

1.5 Mô hình quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống

Hình 1: Mô hình quản lý nhà nƣớc về làng nghề ở Hà Nội UBND THÀNH PHỐ

BCĐ PT NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ

UBND QUẬN, HUYỆN

UBND XÃ, PHƢỜNG, TT

LÀNG NGHỀ, HỘI LÀNG NGHỀ

UBND TP - Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.

Quy chế này quy định các hoạt động của BCĐ phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội, nhằm tham mƣu cho UBND Thành phố những vấn đề cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai các hoạt động để phát triển nghề và làng nghề Hà Nội, phát triển kinh tế ngoại thành, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.

Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế do Trƣởng ban quyết định. Trƣởng ban chịu trách nhiệm trƣớc Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội về hoạt động của Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ và chỉ đạo tổ chức thực hiện hỗ trợ nghề và làng nghề phát triển; hƣớng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chƣơng trình, kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện.

UBND Thành phố sẽ tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc ở cấp địa phƣơng thông qua ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề (đã đƣợc thành lập). Ban chỉ đạo có một tiểu Ban phụ trách phát triển làng nghề truyền thống, cùng với các sở ban ngành là cơ quan phối hợp thực hiện.

1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề một số nƣớc và các địa phƣơng địa phƣơng

1.6.1 Làng nghề truyền thống Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh tồn tại hàng trăm năm nay, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Một số làng nghề quy mô phát triển thành xã, cụm xã nghề hay liên kết với nhau tạo nên những phố nghề sầm uất. Hoạt động kinh doanh đƣợc mở rộng và phát triển trong nƣớc và quốc tế.

Nên học:

- Đầu tƣ : các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu, mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ (80% số lao động địa phƣơng với thu nhập 1-1,4 triệu đồng/ngƣời/tháng).

- Đổi mới công nghệ : Nhiều làng nghề đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao. Làng giấy Đống Cao (Phong Khê – Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái sinh công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm sản xuất trên 26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ các giấy vệ sinh đến mặt hàng giấy cao cấp nhƣ giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy xuất khẩu.

- Phát triển cụm công nghiệp : khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở mang sản xuất, chính trang nhà xƣởng và có một vị thế mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi cao nhất, miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc đƣợc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đƣợc xét hỗ trợ thêm 10- 30% giá trị để đền bù thiệt hại về đất nếu có.

Bắc Ninh đã quy hoạc xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đó 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện 2 cụm công nghiệp (Thép Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã đƣợc các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã đƣợc phê duyệt. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch.

DN ở Bắc Ninh rất phát triển, điển hình nhƣ Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ VN Artxport : Quy mô sản xuất không ngừng mở rộng với 1 công ty, 3 Chi nhánh, 3 xƣởng sản xuất, 2 liên doanh… Doanh thu năm 2006 đã đạt 650 tỷ, kim nghạch xuất khẩu là 36 triệu USD, các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ mang thƣơng hiệu Artxport đã có mặt tại thị trƣờng nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, trọng điểm là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với những mặt hàng XK chủ lực nhƣ hàng thêu ren, đá mỹ nghệ, đồ gỗ. Với logo bắt mắt và ý nghĩa “Hội tụ tinh hoa Việt”.

Nên tránh:

Ở những làng nghề hoạt động cầm chứng cho thụ nhập không cao (36 làng), thậm chí mai một lần, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Tiến độ triển khai sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp làng nghề còn chậm. Điện cho khu công nghiệp làng nghề còn thiếu, chƣa ổn định. Môi trƣờng sản xuất kinh doanh còn bị ô nhiễm, Làng Đa Hội với 1200 hộ gia đình, 7000 nhân khẩu, có tới 200 hộ sản xuastast chuyên nghiệp với quy mô là những xí nghiệp, đó là chƣa kể đến hàng ngàn hộ với quy mô nhỏ có tổng sản lƣợng 500-700 tấn sắt thƣơng phẩm mỗi ngày. Những đơn vị sản xuất này, đã thải ra môi trƣờng 2,5 đến 3,5 tấn gỉ sắt mỗi ngày, cùng với 3.500 – 4.000 m3 nƣớc thải, Đặc biệt, có ít hất 20 cơ sở sản xuất dây thép bằng công nghệ mạ kẽm đƣợc thực hiện ngay trong khu vực dân cƣ mà chất thải thƣờng là các loại sutsm các kim loại nặng không hề đƣợc xử lý qua bất cứ khâu nào, cứ thế đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê. Cong sống còn gánh thêm lƣợng chất thải khổng lồ của làng nghề ô nhiễm trầm trọng bậc nhất Bắc Ninh – Làng giấy Phong Khê. Đã có kết quả phân tích ở lƣu vực sông Ngũ Huyện Khê đó thấy hàm lƣợng BOD và COD lớn đến 7-8 lần mức cho phép, tức là rất nguy hiểm cho tính mạng con ngƣời.

1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức

Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề ở một số địa phƣơng trong nƣớc và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhƣ sau:

- Thứ nhất trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc đều quan tâm, chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung trọng tâm quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

- Thứ hai, muốn phát triển làng nghề, cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nƣớc bằng việc ban hành chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn.

- Thứ ba, sản xuất làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, không sản xuất tràn lan, làm ảnh hƣởng chất lƣợng sản phẩm.

- Thứ tƣ, tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tour du lịch. - Thứ năm, đầu tƣ hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho lao động thông qua các trung tâm đào tạo nghề.

- Thứ sáu, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, triển khai giải pháp phát triển bền vững môi trƣờng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 (theo Nghị quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan), có vị trí địa lý nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hà Đông.

Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)