Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

Hoài Đức nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn. Là huyện có tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp nhanh trong vùng, đến nay toàn huyện có trên 1.200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, 10.200 hộ sản xuất kinh doanh, quy hoạch đƣợc 12 cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và có 06 cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định mang lại nguồn thu cho ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân trong huyện và các vùng lân cận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Năm 2014, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 4.622 tỷ đồng (theo giá CĐ 1994), tốc độ tăng trƣởng đạt 12,2%; trong đó giá trị công nghiệp-TTCN đạt 1.825 tỷ đồng - chiếm 39,5%, xây dựng đạt 684 tỷ đồng - chiếm 14,8%, thƣơng mại-dịch vụ đạt 1.815 tỷ đồng - chiếm 39,3%, nông nghiệp đạt 298 tỷ đồng chiếm 6,4%.

Huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã đƣợc công nhận, sản phẩm trong các làng nghề phong phú, đa dạng song tập trung chủ yếu một số ngành nghề nhƣ: Chế biến nông sản (mỳ, miến, bột, xay sát gạo), dệt may, bánh kẹo, tạc tƣợng, sản xuất đồ gỗ .v.v…. bao gồm:

1. Làng nghề chế biến LTTP Lƣu Xá, xã Đức Giang; 2. Làng nghề bún bánh Cao xá Hạ, xã Đức Giang;

3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; 4. Làng nghề Bánh kẹo- Dệt kim La Phù; 5. Làng nghề CBNSTP Minh Khai; 6. Làng nghề CBNSTP Dƣơng Liễu; 7. Làng nghề CBNSTP Cát Quế;

8. Làng nghề Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá, xã Kim Chung; 9. Làng nghề Bánh đa nem Ngự Câu, xã An Thƣợng;

10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở;

11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung; 12. Làng nghề dệt may CB nông lâm sản Đồng Nhân, xã Đông La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)