Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30)

trong hoạt động của làng nghề truyền thống

Để quản lý các làng nghề truyền thống Nhà nƣớc địa phƣơng cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của trung ƣơng ban hành có hiệu quả ở địa phƣơng mình. (ra các văn bản hƣớng dẫn thực, tổ chức thực thi, kiểm tra, đánh giá). Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn ở địa phƣơng xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phƣơng và yêu cầu quản lý ngành nhƣng không trái với pháp luật của Nhà nƣớc. Mục đích của ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển một cách thuận lợi, đƣa các sản phẩm làng nghề truyền thống ra thị trƣờng thế giới.

Trong QLNN về phát triển làng nghề truyền thống quy định về điều kiện nghề, làng nghề truyền thống, điều kiện thành lập doanh nghiệp, các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nƣớc cũng thực hiện việc chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện tới các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự tham gia phối hợp của các ngành, các đơn vị có liên quan. Với chức trách và nhiệm vụ đƣợc giao, các cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời.

Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống nhƣ:

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống...”;

- Quyết định số 132/2000/QT-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn với những chính sách cụ thể về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, đầu tƣ, tín dụng, thuế và lệ phí, khoa học công nghệ và môi trƣờng, chất lƣợng sản phẩm, lao động và đào tạo;

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hƣớng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ƣu đãi đầu tƣ, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tƣ xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, quản lý chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng, tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể nhƣ bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ƣu đãi về đầu tƣ tín dụng, xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà

Tây trƣớc đây đã xây dựng các chƣơng trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị trƣờng tiêu thụ cả trong và ngoài nƣớc nhƣ:

- Chƣơng trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020.

- Đề án số 34-ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ sung các cơ chế chính sách của thành phố khuyến khích phát triển nghề truyền tống, phát triển nghề mới và hình thành cách phố nghề, làng nghề gắn với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hƣớng vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập trung.

- Đề án số 19-ĐA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007-2015 trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề truyền thống;

- Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để phát triển làng nghề ngành nghề nông thôn, tạo bƣớc phát triển toàn diện và mạnh hơn kinh tế nghề, phát triển lực lƣợng sản xuất, và bảo vệ môi trƣờng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng và đƣa vào khai thác các điểm công nghiệp làng nghề, phát triển các nhóm nghề truyền thống, khôi phục và duy trì một số nghề truyền thống độc đáo, đẩy

mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công và tiến hành đầu tƣ các dự án vùng nguyên liệu;

- Chƣơng trình 05/CTr-TU ngày 10/05/2006 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 70/KH-UB ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, để án, dự án trọng điểm, các cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện để phát triển kinh tế ngoại thành và từng bƣớc hiện đại hóa nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại các huyện ngoại thành, triển khai thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;

- Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội và quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt Quy hoạch phát triển và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015;

- Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội”;

- Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây;

- Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và một số chế độ đối với nghệ nhân;

- Quyết định số 454/QĐ-UB ngày 23/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Qui định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Tây” ngành nghề thủ công mỹ thuật truyền thống;

- Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống

Trong các quy định của Nhà nƣớc có quy định rất cụ thể về bộ máy tổ chức QLNN tại địa phƣơng về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế. Bộ máy này đƣợc quản lý từ sở NN & PTNT tới phòng kinh tế huyện và chịu sự ảnh hƣởng trực tiếp từ UBND huyện.

Tại cấp huyện, các cơ quan chuyên môn tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN thuộc lĩnh vực kinh tế. Cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của sở NN&PTNT Thành phố. Bên cạnh đó còn có một số cơ quan có liên quan nhƣ Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng huyện, trung tâm dạy nghề huyện, môi trƣờng, tài chính, trung tâm phát triển cụm công nghiệp…UBND huyện ban hành các quy chế phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và QLNN về phát triển làng nghề truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

1.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống truyền thống

Nhà nƣớc cần có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ về vốn, mặt bằng, nguồn nhân lực, thông tin….để các làng nghề tiếp tục phát triển

Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tƣ máy móc mới, áp dụng công nghệ hiện đại cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát

triển nhƣng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn nhƣ có cơ chế cho vay ƣu đãi, ƣu đãi thuế…

Cùng với vốn, mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì vậy, nhà nƣớc cũng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ƣu tiên việc giao đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.

Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận đƣợc các thông tin về công nghệ, khoa học – kỹ thuật, thị trƣờng để xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng là hết sức ý nghĩa. Nhà nƣớc có thể khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề, hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội trợ, triển lãm, hội thảo… để họ tiếp cận thông tin.

1.3.4 Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống nghề truyền thống

Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề cũng cần đƣợc quan tâm.

Thứ nhất về đội ngũ nguồn nhân lực quản lý đối với làng nghề : ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lƣợng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án, định hƣớng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối kinh tế của Đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý. Địa phƣơng có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lƣợng sẽ là một lợi thế để có thể quản lý và phát triển ngành tại địa phƣơng một cách hiệu quả. Để làm đƣợc điều này thì cần có

những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ QLNN về kinh tế nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ hai, là nguồn nhân lực trong các làng nghề. Chất lƣợng nguồn nhân lực trong các làng nghề ảnh hƣởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trƣng, độc đáo với những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng nguồn nhân lực. Tuy nhiên thực tế hiện nay các làng nghề đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, thợ tạo mẫu. Lao động làng nghề nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu, trong khi các nghệ nhân đang già yếu và ngày càng mỏng dần thì lực lƣợng trẻ lại không tha thiết với làng nghề, chính vì lẽ đó tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng ở các làng nghề truyền thống. Số lƣợng lao động qua đào tạo còn thấp, việc dạy nghề tại các làng nghề đa số là theo lối truyền nghề, cầm tay chỉ việc hoặc tổ chức lớp học ngắn ngày. Cùng với đó việc truyền nghề chủ yếu là truyền miệng, do vậy giải quyết những khó khăn trong các làng nghề hiện nay để sản phẩm của làng nghề tìm kiếm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, từ đó nâng cao mức thu nhập của ngƣời lao động trong các làng nghề là hƣớng lâu dài để thu hút nhiều lao động trẻ có tài năng gắn bó với nghề.

1.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề truyền thống

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lý những vi phạm tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể diễn ra định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào đối tƣợng và nội dung kiểm tra.

Trong hoạt động kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện.

1.3.6 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống phát triển làng nghề truyền thống

Đây chính là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của việc phát triển làng nghề truyền thống. Việc áp dụng khoa học, công nghệ có đƣợc tổ chức thực hiện mới hy vọng sản phẩm làng nghề làm ra đủ về số lƣợng và chất lƣợng kết tinh trong từng sản phẩm.

Sự đầu tƣ cho khoa học công nghệ, đổi mới trong việc làm ra sản phẩm truyền thống chính là một yếu tố mang đến kết quả và hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm tải ô nhiễm môi trƣờng.

1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống

1.4.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô

Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau.

1.3.1.1 Nhân tố khoa học công nghệ

Trong cơ chế thị trƣờng, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lƣợng và giá cả. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, giao lƣu thƣơng mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.

Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lƣợng trục tiếp đƣợc xác định là động lực của CNH – HĐH, khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia. Công nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)