Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 73 - 83)

trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

2.3.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống trong hoạt động của làng nghề truyền thống

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2016-2020); trong đó, xác định mục tiêu lĩnh vực công nghiệp-TTCN có tốc độ tăng trƣởng bình quân 9%/năm. Và chú trọng phát triển các sản phẩm

truyền thống có thế mạnh nhƣ: dệt may xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm ở các làng nghề, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến công, nhân cấy nghề và phát triển các ngành nghề mới với 500 học viên/năm.

- Hàng năm, UBND huyện xây dựng Kế hoạch khuyến công (trong đó có công tác phát triển làng nghề) triển khai tới các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hội … trên địa bàn huyện với một số lĩnh vực chủ yếu: tổ chức các khoá đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề mới; hỗ trợ khuyến khích đổi mới dây truyền máy móc thiết bị; tổ chức hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp, nông thôn; tập huấn chính sách khuyến công.

-UBND huyện Hoài Đức đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án bảo tồn phát triển làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 - 2015 và rà soát các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đang có của huyện.

- Các ngành chuyên môn (phòng Kinh tế, phòng Tài chính-KH…) của huyện tham mƣu với UBND huyện hàng năm có kế hoạch triển khai và phân bổ hỗ trợ để tổ chức thực hiện cụ thể tới các cơ sở, hội làng nghề và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cơ sở đảm bảo hiệu quả của chƣơng trình, dự án.

Thực hiện văn bản số 1386/UBND-KT ngày 27/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội, văn bản số 1084/SCT-QLCN ngày 15/3/2017 của sở Công Thƣơng Hà Nội về việc tổ chức điều tra, thu thập thông tin các làng nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố.

UBND huyện Hoài Đức ban hành văn bản số 2504/UBND-KT ngày 25/4/2017 về việc: Tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện. Trong đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thu thập thông tin các làng nghề truyền thống trên địa bàn (theo biểu mẫu 01) và tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề. Đến nay, có

08/10 xã (10/12 làng nghề truyền thống) đã triển khai thực hiện và gửi báo cáo về huyện, 02 xã chƣa có báo cáo gồm: Cát Quế, Yên Sở và chƣa có cơ sở SX-KD nào gửi phiếu điều tra, thu thập thông tin về huyện.

Đề án số của UBND huyện về bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống huyện Hoài Đức giai đoạn 2015-2020. Với mục tiêu phát triển nghề, làng nghề nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển các làng nghề mới; rà soát, phân loại các làng nghề cần đƣợc duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác. Phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội. Phát triển lực lƣợng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề. Phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trƣờng tiềm năng, gắn với khôi phục văn hóa truyền thống của làng nghề.

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống

Sơ đồ 2: Hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề

UBND THÀNH PHỐ

UBND HUYỆN

UBND XÃ LÀNG NGHỀ

PHÒNG KINH TẾ SỞ CÔNG THƢƠNG

Hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế đƣợc thống nhất từ Trung ƣơng đến Huyện, đến xã, thị trấn, dƣới sự chỉ đạo thực hiện trực tiếp là UBND huyện thông qua phòng kinh tế huyện.

Ủy ban nhân dân Huyện có nhiệm vụ:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phƣơng gắn với bảo vệ môi trƣờng ; phối hợp với các sở, ngành, tổ chức có liên quan tạo điều kiện để các làng nghề thực hiện các chính sách của nhà nƣớc có khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND phƣờng, xã xem xét các làng đủ tiêu chí và tổng hợp hồ sơ của UBND xã gửi và có văn bản đề nghị cấp thẩm quyền công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Lập danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí gửi Sở công thƣơng ngành tổng hợp, trình UBND thành phố thu hồi giấy công nhận.

Phòng kinh tế có chức năng tham mƣu giúp UBND huyện các kế hoạch nhằm phát triển làng nghề truyền thống theo quyền hạn của UBND huyện.

Ủy ban nhân dân xã:

Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn ;

Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng;

Hƣớng dẫn lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định;

Hƣớng dẫn các làng nghề, làng nghề truyền thống chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;

Tổ chức xét khen thƣởng và hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi về UBND cấp huyện.

Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề truyền thống hình thành và hoạt động có hiệu quả, huyện Hoài Đức đã thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp theo Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội, sau khi thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp tiếp nhận tất cả các Cụm công nghiệp (trừ các cụm đã có doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ) phối hợp với các xã có Cụm công nghiệp tiếp tục thực hiện hoàn thiện Cụm công nghiệp, tiếp nhận và quản lý sau đầu tƣ, thực hiện việc đầu tƣ xây dựng Cụm công nghiệp mới, thực hiện việc giao đất theo đúng quy định của nhà nƣớc, quản lý hoạt động các tổ chức dịch vụ công cộng đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng theo đúng pháp luật tại các Cụm công nghiệp.

2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển làng nghề

truyền thống

Giai đoạn 2011- 2016, Huyện Hoài Đức đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Cụ thể nhƣ sau:

a. Tổ chức xúc tiến thương mại hộ trợ các làng nghè truyền thống, làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới

- Hàng năm hỗ trợ từ 2-4 cơ sở tham gia Hội chợ triển lãm trong nƣớc để tăng cƣờng giao lƣu, giới thiệu sản phẩm làng nghề của huyện tới các tỉnh bạn.

- Tổ chức 01 hội chợ “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”, địa điểm tại xã Đức Thƣợng với tổng số 70 gian hàng, trong đó chủ yếu là sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện nhƣ: đồ thờ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, mỳ miến, hàng nông sản…

- Năm 2013-2014, phối hợp cùng Sở Khoa học-CN Hà Nội triển khai thực hiện xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm điêu khắc, tạc tƣợng của làng nghề xã Sơn Đồng, dự kiến năm 2015 sẽ đƣợc cấp chứng nhận.

b. Thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn

Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và Thành phố về phát triển hạ tầng kỹ thuật các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từng bƣớc di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi các khu dân cƣ. Do đó một số dự án đầu tƣ xây dựng HTKT các cụm, điểm công nghiệp đƣợc triển khai trên địa bàn huyện: Gồm có 15 dự án với tổng diện tích 262 ha; trong đó 09 dự án đã có quyết định thu hồi đất với diện tích 171 ha, 06 dự án chƣa có quyết định thu hồi đất với diện tích 91 ha.

Tình hình thực hiện:

+ 07 dự án cụm, điểm công nghiệp đã xây dựng đƣa vào hoạt động gồm: Cụm công nghiệp Lai Xá-Kim Chung, cụm công nghiệp Lại Yên, cụm công nghiệp An Ninh, cụm công nghiệp Trƣờng An, cụm công nghiệp La Phù, điểm công nghiệp cầu nổi Vân Canh; Điểm công nghiệp Di Trạch.

+ 01 cụm xây dựng xong hạ tầng: cụm công nghiệp Đắc Sở.

+ 02 Dự án đã có quyết định thu hồi đất đang giải phóng mặt bằng: cụm công nghiệp làng nghề xã Dƣơng Liễu, điểm công nghiệp La Phù mở rộng

+ 05 Dự án chƣa có quyết định thu hồi đất: Cụm công nghiệp Đông La, điểm công nghiệp kết hợp du lịch làng nghề Sơn Đồng, dự án bảo tồn làng nghề Sơn Đồng, điểm dịch vụ công nghiệp thuộc khu Riềng Mảo An Khánh, điểm công nghiệp Đại Tự-Kim Chung.

Năm 2012 UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 19 xã trên địa bàn huyện; theo đó có định hƣớng quy hoạch các khu sản xuất kinh doanh phục vụ hoạt động của làng nghề tách khu vực sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng, từng bƣớc góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân khu vực có

làng nghề; ngoài ra một số khu dịch vụ trƣng bày sản phẩm có thể tồn tại trong không gian dân cƣ hoặc độc lập tùy quỹ đất của từng xã.

Để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu phát triển làng nghề, các cơ sở kinh doanh. Hiện nay UBND huyện tiếp tục rà soát đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, Sở Công thƣơng Hà Nội cho phép triển khai thực hiện một số dự án phát triển các cụm điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện.

c. Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề

Hiện nay, Sở tài nguyên và môi trƣờng đang tập trung triển khai đầu tƣ một số dự án xử lý nƣớc thải tại các làng nghề ở huyện Hoài Đức : Sơn Đồng, Vân Canh, Cát Quế, Dƣơng Liễu, Minh Khai.

d. Chính sách hộ trợ tín dụng

Hỗ trợ 03 dự án đầu tƣ dây truyền sản xuất mới cho các cơ sở trong làng nghề nghề xã Kim Chung, La Phù.

Hàng năm, huyện hỗ trợ và phối hợp cùng Trung tâm Khuyến công hỗ trợ một số dây truyền sản xuất mới cho các cơ sở trong làng nghề truyền thống ở các xã nhƣ: La Phù, Dƣơng Liễu, Minh Khai, Kim Chung, …. mỗi năm hỗ trợ đƣợc từ 1-3 cơ sở. Năm 2016 Thành phố hỗ trợ đổi mới dây truyền, máy móc thiết bị công nghệ mới đối với dự án “Đầu tƣ máy dệt len Stoll CMS 502 HP” tại Công ty TNHH Minh Lộc, xã La Phù.

e. Chính sách về xây dựng thương hiệu làng nghề

Trong 02 năm (từ 2014 đến 2015), UBND huyện phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội triển khai thực hiện Nhiệm vụ KHCN: Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm điêu khắc, tạc tƣợng làng nghề Sơn Đồng. Năm 2015, Nhãn hiệu tập thể đã hoàn thành và trao Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng quản lý, sử dụng.

- Năm 2015 và năm 2016, UBND huyện Hoài Đức đã đăng ký xây dựng thƣơng hiệu “Nhãn hiệu tập thể miến dong xã Minh Khai” với cả 03 nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu làng nghề; Đặt tên thƣơng hiệu, thiết kế biểu tƣợng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thƣơng hiệu tƣơng ứng cho thƣơng hiệu làng nghề; Tƣ vấn chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho thƣơng hiệu làng nghề. Tuy nhiên xã Minh Khai không đƣợc

hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu làng nghề theo kế hoạch năm 2016 của sở Công thƣơng. Đồng thời, trong năm 2016, UBND huyện tiếp tục đề xuất với Sở Khoa học&Công nghệ và đã đƣợc Sở đƣa vào kế hoạch thực hiện năm 2017-2018.

Hiện nay, huyện đã phối hợp cùng Sở Khoa học&CN triển khai xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Miến dong xã Minh Khai.

- Về công tác đề xuất xây dựng thƣơng hiệu làng nghề năm 2017:

UBND huyện Hoài Đức đã ban hành văn bản số 2504/UBND-KT ngày 25/4/2017 yêu cầu UBND các xã, thị trấn rà soát, đề xuất làng nghề xây dựng thƣơng hiệu năm 2017. Đến nay, huyện chƣa nhận đƣợc đề xuất xây dựng thƣơng hiệu làng nghề của xã nào.

Để triển khai thực hiện công tác này, UBND huyện đã giao phòng Kinh tế phối hợp các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Phòng Kinh tế đã có văn bản số 43/KT ngày 10/03/2017 về việc triển khai công tác xét công nhân danh hiệu “Làng nghề” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2017 gửi UBND các xã, thị trấn. Trong đó, đề nghị các xã, thị trấn rà soát và lập hồ sơ gửi về phòng Kinh tế trƣớc ngày 30/06/2017 để trình sở Công thƣơng Hà Nội xem xét.

Qua rà soát, ngoài 12 làng nghề đã đƣợc công nhận, một số xã có nghề nhƣ: nghề làm hƣơng thắp của xã Lại Yên, nghề tăm mành, làm thảm ở xã An

Khánh, nghề mây tre đan ở xã Song Phƣơng, nghề nấu rƣợu thủ công truyền thống ở các xã An Thƣợng, Sơn Đồng, Cát Quế. Nhƣng đến nay phòng Kinh tế chƣa nhận đƣợc hồ sơ nào của các xã (thị trấn) gửi về. Khi hết thời hạn lập hồ sơ (30/6/2017), phòng sẽ tổng hợp báo cáo Sở Công thƣơng theo quy định.

f. Chính sách khuyến công

Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến công (bao gồm hỗ trợ phát triển các làng nghề) trên địa bàn huyện giai đoạn 2009-2014 đạt từ 400-650 triệu đồng/năm.

g. Công tác triển khai xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

- Về công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội: UBND huyện đã giao phòng Kinh tế phối hợp với UBND các xã thực hiện. Phòng Kinh tế đã ban hành văn bản số 29/KT ngày 24/02/2017 về việc triển khai xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ năm 2017 gửi UBND xã Sơn Đồng và Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng.

Trong tháng 4 và đầu tháng 5/2017, UBND huyện đã có văn bản trình Sở Công thƣơng xem xét 08 cá nhân (trình 02 đợt) là những hội viên tiêu biểu của Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng theo đề nghị của UBND xã Sơn Đồng và kết quả kiểm tra, rà soát hồ sơ của phòng Kinh tế huyện.

- Về công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ƣu tú: UBND huyện giao phòng Kinh tế phối hợp UBND các xã, thị trấn nghiên cứu, thực hiện. Phòng Kinh tế đã ban hành văn bản số 33/KT ngày 27/02/2017 về việc Triển khai xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân Dân, Nghệ nhân Ƣu tú gửi UBND xã Sơn Đồng và Hội làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng trƣớc ngày 31/5/2017. Khi hết thời hạn lập hồ sơ, huyện sẽ tổng hợp báo cáo Sở Công thƣơng theo quy định.

Ủy ban nhân dân Huyện đang khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề đang mai một. Trong thời gian gần đây tiêu biểu nhất trong quá trình khôi phục làng nghề đã mai một đó là dự án khôi phục dòng tranh dân gian Kim Hoàng – xã Vân Canh – Huyện Hoài Đức- TP. Hà Nội

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội ) hình thành vào nửa sau thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)