Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84)

Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các cuộc giám sát sâu để ban hành những chính sách có tính thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các làng nghề.

Những năm gần đây, huyện đã có sự đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát, không tiến hành nhiều cuộc kiểm tra giám sát dàn trải, tốn kém kinh phí mà thực hiện đều đặn theo mỗi quý để nắm bắt các vấn đề trọng tâm. Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực kiểm tra giám sát, Huyện đã tập trung cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các ban ngành chức năng tham gia thành phần đoàn

giám sát; chủ động thông báo nội dung và kế hoạch, thành phần và thời hạn giám sát kèm theo lịch làm việc chi tiết cho cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chuẩn bị.

Các nội dung đƣợc lựa chọn để xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát gồm có: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các làng nghề; công tác nâng cấp cải tạo hệ thống đƣờng làng, ngõ xóm, hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển làng nghề; tình tình thực hiện nghị quyết HĐND về bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn huyện, tình hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống.

Thông qua công tác giám sát, đã phần nào khẳng định đƣợc những nỗ lực cuả các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, nhân dân, đồng thời phát hiện kịp thời những sai sót, bất cập để có hƣớng giải quyết nhằm mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống của huyện trong thời gian tới.

2.3.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống

tồn tại ,

,

nâng cao sức cạnh tranh của , tăng .

Hiện nay, làng nghề dệt len La Phù đầu tƣ đổi mới nhiều máy dệt len với công nghệ lập trình vi tính, dây chuyền sản xuất tự động giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, an toàn và tăng thu nhập

Hay nhƣ ở làng nghề An Thƣợng áp dụng mô hình làm bánh đa nem sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo. Từ sau năm 2002, nhờ ứng dụng cơ khí hóa vào sản xuất, ngƣời dân đã mạnh dạn đầu tƣ chuyển dần sang tráng bằng máy. Nhờ vậy, mỗi hộ gia đình đã nâng lƣợng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày

lên sản xuất từ 100 - 120kg gạo; thời gian tráng bánh rút ngắn còn 3 - 4 tiếng nên năng suất và chất lƣợng bánh ngày một nâng lên. Vào dịp cận Tết, sau khi trừ chi phí, mỗi lò bánh có thể thu lãi từ 1 - 1,5 triệu đồng/ngày, còn những ngày thƣờng, mỗi lò cũng cho thu nhập ổn định từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều đã tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thƣơng mại, quảng bá hình ảnh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với các làng nghề, Chủ tịch UBND Huyện Hoài Đức yêu cầu các làng nghề cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm chất lƣợng cao; phát triển tài sản trí tuệ của địa phƣơng, tập trung vào các sản phẩm làng nghề truyền thống lâu đời thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nhằm tạo vị thế cho sản phẩm làng nghề trong quá trình hội nhập. Điều quan trọng nhất là không vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua vấn đề môi trƣờng, các làng nghề cần xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm nƣớc thải, chất thải, không khí…, mới có thể phát triển một cách lâu dài, bền vững.

Hiện nay, nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề và nghề truyền thống đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ở hầu hết các quy trình, hoặc một vài công đoạn sản xuất.

Những ứng dụng nhƣ vậy đã cho sản phẩm chất lƣợng tốt hơn, tăng năng suất, hạ giá thành, đáp ứng đƣợc những đơn đặt hàng lớn, đa dạng hóa sản phẩm, giải phóng sức lao động và tăng thu nhập cho ngƣời lao động; góp phần bảo đảm tính thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của các làng nghề là nguồn vốn đầu tƣ, nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chƣa rộng rãi.

Để bảo đảm các làng nghề hoạt động hiệu quả việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần có sự hỗ trợ của các ngành chức năng nhƣ chính sách ƣu đãi, lựa chọn công nghệ thích hợp với cơ sở sản xuất làng nghề, phát

huy vai trò của cơ quan chuyên môn để làm nòng cốt trong việc chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức

2.4.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010-2015 là khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế huy động mọi nguồn lực để đẩy mạng phát triển kinh tế xã hội, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp - TTCN, xây dựng nông thôn mới đồng bộ với kết cấu kinh tế - xã hội, quan tâm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Sự phát triển các làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm công nghiệp và dịch vụ và giảm dần lao động nông nghiệp.

Về thu nhập của ngƣời lao động trong các làng nghề : Thu nhập của ngƣời lao động có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2011 đạt 24 triệu đồng/ngƣời/năm; năm 2016 tăng lên khoảng 40 triệu đồng/ngƣời/năm. Mức thu nhập của lao động cũng có sự khác nhau giữa lao động phổ thông tham gia sản xuất với những ngƣời thợ có tay nghề cao và nghệ nhân. Ví dụ ở làng nghề Sơn Đồng, muốn sở hữu bộ đồ thờ do chính các nghệ nhân trong làng làm cũng phải đặt hàng trƣớc một thời gian rất lâu vì có rất nhiều đơn đặt hàng. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện nên tình hình an ninh chính trị các làng nghề ổn định hơn.

Về hạ tầng giao thông:

Hạ tầng kỹ thuật làng nghề đã đƣợc cải tạo, đầu tƣ xây dựng. Cụ thể đƣờng giao thông nông thôn từ Thành phố đến trung tâm các xã và làng nghề truyền thống đã đƣợc nâng cấp cải tạo. Huyện Hoài Đức đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông hóa đạt 90%. Giao thông nông thôn đã tạo thuận lợi

cho việc vận chuyển, lƣu thông nguyên liệu, hàng hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và khách du lịch đến thăm quan làng nghề.

100% các thôn và 100% các hộ có điện từ điện lƣới quốc gia. Huyện đang triển khai dự án nƣớc sạch đến từng hộ gia đình.

Thông tin liên lạc trong các làng nghề đã cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các làng nghề tìm kiếm thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm. 100% các xã đã có điện thoại. Đặc biệt các cơ sở và hộ sản xuất sử dụng internet để giao dịch thƣơng mại và quảng bá sản phẩm : Sơn Đồng. An Thƣợng...

Giá trị sản xuất của cấc làng nghề : Giá trị sản xuất của các làng nghề ngày càng tăng. Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là : làng nghề dệt kim La Phù đạt 810 tỷ đồng/năm; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai đạt 179 tỷ đồng/ năm; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Dƣơng Liễu đạt 95 tỷ đồng/năm....

Hàng năm Huyện đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại: Hộ trợ triển lãm giới thiệu các mặt hàng làng nghề, tham gia chƣơng trình liên kết với các làng nghề của huyện khác... nên thị trƣờng tiêu thị của làng nghề ngày càng mở rộng.

Số lƣợng lao động trong các làng nghề : Trong những năm qua, cơ cấu số lƣợng lao động trong các làng nghề cũng có sự thay đổi đáng kể theo xu hƣớng số lao động thuần nông giảm dần, số lao động tham gia làm nghề phi nông nghiệp tăng dần. Các cơ sở sản xuất làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế trong làng nghề đã thu hút một số lƣợng lớn lao động trong sản xuất phi nông nghiệp, hạn chế lao động di dời nông thôn ra đô thị làm việc.

Huyện Hoài Đức : số lao động của làng năm 2011 : 68,806. Tăng bình quân trung bình là 10,64%. Số lao động làm CN-TTCN năm 2011 là 52351. Tốc độ tăng bình quân là 7,21%.

Số hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề : Quy mô làng nghề ngày càng phát triển, số hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm dần. Cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển dịch nhanh sang làm công nghiệp và dịch vụ. Năm 2011 năm 2011 số hộ của làng : 20,657. Tốc độ tăng bình quân : 5,63%. Số hộ làm CN- TTCN 13,345. Tốc độ tăng bình quân 7,36%.

Quá trình phát triển kinh tế thủ đô nhất là việc đô thị hóa gây sức ép về việc làm và thu nhập thúc đẩy nông dân ngoại thành đi tìm việc làm ở trung tâm Thành phố. Quá trình đó gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở Thành phố. Sự phát triển nghề, làng nghề hạn chế đáng kể di dân tự do đồng thời góp phần vào việc gắn bó với làng quê, đồng thời thu hút lao động các địa phƣơng khác.

Các làng nghề góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc : Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm chứa đựng những nét đặc sắc riêng của văn hóa dân tộc, đặc trƣng của mỗi làng nghề truyền thống đặc biệt là làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Ngƣời ta nuôi dƣỡng một hồn của đất nƣớc trong từng tác phẩm đó. Thông qua các sản phẩm thủ công đƣợc chế tác mang phong cách văn hóa riêng, các sản phẩm làng nghề góp phần củng cố, tăng cƣờng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện nét đẹp văn hóa Việt.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất : Các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích của Huyện về tài chính,

đổi mới công nghệ, đăng ký thƣơng hiệu, thu hút nhân tài còn chƣa cụ thể. Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nƣớc, xử lý chất thải... cho các làng nghề chƣa đồng bộ. Mặt

bằng sản xuất chật hẹp, di dời các hộ, doanh nghiệp đến các cụm công nghiệp làng nghề là rất khó do thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng của từng xã chƣa quan tâm đến vấn đề cải tạo nên đã hạn chế đến phát triền nghề. Nguồn nhân lực, trình độ cao cho các làng nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt đông của làng nghề chƣa chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Thứ hai: Quy mô sản xuất của các hộ gia đình làm nghề còn nhỏ lẻ,

việc phát triển các loại hình doanh nghiệp chƣa đủ mạnh. Sản xuất trong các làng nghề ở huyện chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên khả năng cạnh tranh còn thấp bởi quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tƣ còn nhỏ bé, phƣơng thức sản xuất manh mún, chƣa phát triển đƣợc các doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp đầu mối. Nguyên nhân chính dẫn tới hạn chế này là do : Trình độ văn hóa và tay nghề của ngƣời lao động chƣa cao, nhiều chủ doanh nghiệp, nhiều chủ hộ chƣa có kiến thức quản lý, chƣa có kinh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Các nghệ nhân, thợ lành nghề có rất ít nhƣng lại chƣa đƣợc khai thác sử dụng và quan tâm đúng với tài năng. Về căn bản tiểu thủ công nghiệp vẫn bị coi là nghề phụ để giải quyết trong thời gian nông nhàn và lao động dƣ thừa ở nông thôn. Vì vậy lao động ở các làng nghề thừa nhƣng thực chất là thiếu. Nguyên nhân là do thu nhập chƣa cao nên ngƣời lao động không kiên trì với nghề, do đó các cơ sở sản xuất không yên tâm đầu tƣ lâu dài, không dám nhận hợp đồng lớn.

Thứ ba: Quỹ đất của các làng nghề còn hạn chế, việc xây dựng các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề còn chậm so với tiến độ. Tại một số làng nghề các hộ sản xuất phải thu hẹp không gian sống để dành cho sản xuất : Dệt kim La Phù, chế biến nông sản Dƣơng Liễu, Minh Khai....nhiều nhà ống

cao tầng vừa là cơ sở sản xuất, vừa là nhà kho hầu nhƣ không có khoảng lƣu thông nên ảnh hƣởng đến đời sống và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hầu hết các cụm công nghiệp làng nghề đều chƣa xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hạng mục xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đƣờng giao thông nội bộ... Việc di dời các cơ sở sản xuất vào các cụm công nghiệp làng nghề gặp nhiều khó khăn do tài chính của cơ sở sản xuất chƣa đủ mạnh để đầu tƣ di dời.

Thứ tư : Việc tiếp cận vay vốn của tổ chức tín dụng còn hạn chế và khó

khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp, hiệu quả dự án đầu tƣ.... trong khi huy động vốn và tranh thủ các nguồn vốn của Huyện còn hạn chế. Một số hộ, doanh nghiệp trong làng nghề chƣa tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc.

Thứ năm : Môi trƣờng của các làng nghề bị ô nhiễm ngày càng nặng.

Sự phát triển tự phát không theo quy hoạch ở các làng nghề đã làm cho mức độ ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng, ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống dân cƣ. Ở hầu hết các làng nghề nhất là các làng nghề chế biến thực phẩm, cơ khí, sản xuất đồ thờ... các chất thải sản xuất đều đƣợc thải trực tiếp vào môi trƣờng mà không qua xử lý làm ảnh hƣởng tới sức khỏe đời sống cộng đồng, đây đang là vấn đề bức xúc cần có những biện pháp giải quyết đồng thời khôi phục và phát triển làng nghề. Môi trƣờng ở các làng nghề ô nhiễm hầu hết do các nguyên nhân chủ yếu sau : Do trình độ, ý thức ngƣời dân thấp, chƣa nhận thức đầy đủ về nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng ; Do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng kém, hệ thống thoát nƣớc chƣa xây dựng đồng bộ; Do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề không đủ điều kiện đầu tƣ mua các thiết bị xử lý chất thải; Hầu hết các làng nghề đều sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến sử dụng nhiều nguyên liệu và tạo ra nhiều chất thải làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Thứ sáu : Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chƣa đƣợc mở rộng, một mặt do

các sản phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, chất lƣợng chƣa cao, hầu hết sản phẩm chƣa có thƣơng hiệu hàng hoá nên sức cạnh tranh kém, chƣa có trung tâm trƣng bày giới thiệu sản phẩm. Việc bảo tồn các sản phẩm truyền thống của làng nghề chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm, nhiều cơ sở sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu thị trƣờng mà ít chú trọng tới nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm và phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm làng nghề.

Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình phát triển làng nghề trong những năm qua tuy vẫn còn những hạn chế nêu trên, nhƣng những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)