Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 115 - 117)

Thực hiện quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 đạt chất lượng quốc tế, là cơ sở quan trọng cho đầu tư các sản phẩm, dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn các nước phát triển du lịch.

Tập trung đầu tư thực hiện Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 - 2020 theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg

ngày 30/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2012 - 2025 theo Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của thủ tướng Chính phủ.

Thu hút các dự án động lực vào các khu vực: ven biển từ phía Nam Hội An đến giáp Quảng Ngãi; ven sông Cổ Cò, Thu Bồn và Trường Giang, Phật viện Đồng Dương, hồ Phú Ninh...

Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ phát triển du lịch. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch đến năm 2025 từ nhiều nguồn kinh phí: nguồn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn ngân sách của tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án của các lĩnh vực khác. Ưu tiên các dự án:

Chỉnh trang tuyến đường du lịch ven biển Điện Bàn - Hội An, cầu Cửa Đại, đường du lịch ven biển Duy Hải - Chu Lai, đường Duy Hải - Mỹ Sơn, đường Tam Kỳ - Phú Ninh, đường Mỹ Sơn - Trung Phước - Tây Viên, cầu cảng du lịch Cửa Đại và Cù Lao Chàm, Tam Hải, một số tuyến đường vào các khu du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử ở các huyện.

Xây dựng 02 khu đón tiếp khách kết hợp bãi đỗ xe, bến thuyền và nhà vệ sinh đạt chuẩn tại thành phố Hội An. Nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò, sông Trường Giang, kết nối phát triển du lịch đường sông Quảng Nam - Đà Nẵng.

Nâng cấp sân bay Chu Lai thành sân bay quốc tế đủ điều kiện đón các chuyến bay trực tiếp từ nước ngoài. Liên kết với đường sắt để hình thành nhà ga đường sắt phục vụ du lịch.

Phối hợp với nước bạn Lào đẩy nhanh tiến độ lưu thông các cửa khẩu Đắk Ốc thu hút khách du lịch theo tuyến đường bộ từ các nước Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan, thúc đẩy phát triển du lịch phía Tây Quảng Nam.

Đầu tư hạ tầng du lịch biển như: khu thể thao, khu công viên, dịch vụ tiện ích công cộng dọc tuyến đương ven biển; nghiên cứu có giải pháp triệt để chống sạt lỡ và xâm thực bờ biển.

Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giao dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)