Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 83)

bàn tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam

Triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch đã được duyệt. Phát triển mạnh du lịch biển, du lịch miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh, du lịch cộng đồng, du lịch làng quê, du lịch đường sông, loại hình lưu trú homestay... .Giai đoạn 2011 -2014, tập trung đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng du lịch như: hạ tầng thiết yếu làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu, đường du lịch ven sông Tam Kỳ (hạng mục cầu), đường vào Thác Grăng, Khe Cái, Địa đạo Kỳ Anh, Khu di tích Nước Oa...với tổng vốn đầu tư là 54 tỷ đồng.

Tập trung mở rộng không gian du lịch về phía Tây và phía Nam của tỉnh, tạo ra sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Từ năm 2011- 2015, đã có nhiều sản phẩm du lịch khai trương đón khách, bước đầu đã có khách đến tham quan và sử dụng dịch vụ: làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu (Duy Xuyên), làng du lịch Bhờ Hôông, làng du lịch Dhroong (Đông Giang), làng Zara (Nam Giang), du lịch sinh thái Phú Ninh, du lịch cộng đồng Triêm Tây, Bảo tàng huyện Điện Bàn,

không gian nhà Việt Vinahouse (Điện Bàn), làng lụa Hội An và nhiều sản phẩm du lịch khác đang tiếp tục đầu tư.

Ngành du lịch đã tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc phát triển du lịch, tiêu biểu: Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) hỗ trợ xây dựng chiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch nhằm phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam, sản phẩm thủ công dấu ấn di sản; Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hỗ trợ dự án tăng cường phát triển du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam; Liên Minh Châu Âu (EU) về chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt là dự án EU)... . Các dự án hợp tác quốc tế này đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển du lịch của tỉnh.

Từ năm 2011 – 2015, doanh nghiệp đầu tư nhiều vào cơ sở lưu trú, đã có 193 cơ sở lưu trú với 2.052 phòng đi vào hoạt động, trong đó, 52 khách sạn (có 01 khách sạn 5 sao, 02 khách sạn 4 sao) với 1.073 phòng và 141 homestay với 570 phòng. Đến nay, đã có 160 khách sạn, với 5.809 phòng; trong đó có 30 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao với 2.851 phòng, chiếm 49,1% tổng số phòng khách sạn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 về số khách sạn là 10,33%/năm và số phòng là 7,64 %/năm. Công suất sử dụng phòng khoảng 60%.

Hoạt động lữ hành phát triển nhanh. Từ năm 2011 - 2015, đã có thêm 44 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó, 25 doanh nghiệp kinh doanh quốc tế và 12 doanh nghiệp kinh doanh nội địa, 06 chi nhánh, văn phòng đại diện, 01 đại lý lữ hành đi vào hoạt động. Đến nay, có 67 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó: 32 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 28 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, 06 chi nhánh, văn phòng đại diện, 01 đại lý lữ hành.

Sở VHTTDL tỉnh đã cấp thêm 97 thẻ hướng dẫn viên và cấp 26 thẻ thuyết minh viên. Đến nay, toàn tỉnh có 200 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó: 155 hướng dẫn viên quốc tế, 45 hướng dẫn viên nội địa và 26

thẻ thuyết minh viên. Hướng dẫn viên được cấp thẻ tăng nhanh nhưng còn thiếu về số lượng so với yêu cầu phát triển, nhất là hướng dẫn viên tiếng hiếm như: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái... .

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra các thị trường du lịch lớn trong nước và nước ngoài được quan tâm. Nhiều hình thức thể hiện mới, độc đáo nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Nam đến với du khách thông qua các sự kiện lớn như Liên hoan và Hội thi Hợp xướng quốc tế năm 2011, 2013; Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V năm 2013, Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc năm 2013...Triển khai thực hiện các hoạt động liên kết 3 địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế như tham gia các hội chợ triển lãm tại Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản; hội chợ du lịch trong nước như: Hội chợ ITE thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ CITM Hà Nội, Hội chợ du lịch biển Nha Trang, xúc tiến du lịch Ninh Bình, Cần Thơ... Phát hành khoảng 45.000 tập gấp, 7.000 sách hướng dẫn du lịch, đĩa VCD, 12.000 bản đồ du lịch. Tổ chức đón 40 đoàn famtrip, frestrip, báo đài trong nước và quốc tế đến khảo sát, giới thiệu quảng bá du lịch Quảng Nam đến du khách trong nước và quốc tế. Triển khai thực hiện nhiều chương trình kích cầu du lịch; hầu hết các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mãi; tham gia chương trình xúc tiến, quảng bá doanh nghiệp ra nước ngoài và trên các trang website du lịch. Du lịch Quảng Nam nhận được nhiều giải thưởng, tiêu biểu: Tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler của Mỹ bình chọn Hội An là điểm du lịch yêu thích thứ 2 ở Châu Á (sau thành phố Kyoto - Nhật Bản), Tạp chí Huffington Post (Mỹ) cũng giới thiệu Hội An là một trong 7 điểm đến đặc sắc và thu hút khách du lịch nhất khi tới Việt Nam, Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat) bình chọn Hội An là thành phố cảnh quan Châu Á.

Tốc độ tăng bình quân tổng lượt khách tham quan, lưu trú giai đoạn 2011-2015 ước đạt 12,02 %/năm. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú năm 2015 ước đạt 4 triệu lượt khách, gấp 1,57 lần so với năm 2011. Trong đó khách quốc tế tăng bình quân 10,34%/năm, khách nội địa tăng bình quân 13,66%/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2015 ước đạt 6.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân thu nhập xã hội từ du lịch là 20 %/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)