Quảng Nam là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thực tế cho thấy thời gian qua, Quảng Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Có rất nhiều nguyên nhân, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Đây cũng những khó khăn và thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Hiện nay, Quảng Nam có khoảng 800 cán bộ quản lý trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch, hơn 100 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và hơn 12.000 nhân viên du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, các công ty du lịch, homestay, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, các công ty lữ hành... Xét về tổng thể, lực lượng lao động của ngành nói chung là cơ bản đảm bảo phục vụ hoạt động ngành dy lịch. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch được đào tạo chất lượng còn hạn chế. Đa số là học trung cấp du lịch, rất ít Cao đẳng và Đại học, một số chưa được đào tạo qua ngành chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung trong các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong trung học phổ thông. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn được thể hiện trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Mường Thanh Grand
Hạng sao Hệ Đại học Hệ Cao đẳng Hệ dạy nghề/ kỹ thuật Hệ PTTH hoặc thấp hơn 4 39 38 41 27
(Nguồn: Phòng Tổ chức KS Mường Thanh)
- Số lần tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về:
+ Kinh nghiệm quản lý khách sạn: 10 lần do Tập đoàn, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam tổ chức, đối tượng tập trung là Ban Giám đốc, Trưởng các bộ phận.
+ Nghiệp vụ chuyên môn của KS: hàng tháng mỗi bộ phận đều triển khai đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho CBNV, tính từ 8/2015 đến nay đã lên đến hơn 8.000 giờ.
- Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn trong thời gian đến:
+ Chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ theo bộ tài liệu tiêu chuẩn (SOPs nghề) đối với từng bộ phận do Tập đoàn xây dựng và ban hành, triển khai đào tạo và áp dụng đồng bộ từ tháng 10/2017. Đồng thời tổ chức kiểm tra chéo giữa các khách sạn thành viên, Tập đoàn với mục đích có được nguồn nhân lực đảm bảo đúng tiêu chuẩn nghề, đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Tổ chức thi và cấp chứng chỉ bậc nghề cho CBNV đã qua đào tạo trên toàn Tập đoàn.
+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo tiếng Anh nhiều cấp độ: cơ bản, nâng cao dành cho CBNV đang làm việc tại khách sạn, cải thiện vốn ngoại ngữ giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ, chính thức triển khai từ tháng 11/2017.
+ Phối hợp với trường ĐH Quảng Nam xây dựng nguồn tư liệu thiết thực, đáp ứng yêu cầu các vị trí nhân viên (dành cho việc giảng dạy tại khoa Văn hóa Du lịch) và đã kí kết Hợp đồng hợp tác để tiếp nhận và hỗ trợ chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai gần.
+ Cử CBNV từ cấp Giám sát trở lên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng giám sát, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch do Tập đoàn tổ chức, cải thiện và xây dựng chất lượng quản lý với đội ngũ CB cấp cao trong khách sạn.
Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Số lượng người theo học các ngành nghề du lịch cũng tăng lên đáng kể. Do vậy, hằng năm công tác đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch được Sở VHTTDL tỉnh quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2011-2016, Sở đã cấp thêm 97 thẻ hướng dẫn viên và cấp 26 thẻ thuyết minh viên. Đến nay, toàn tỉnh có 200 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó: 155 hướng dẫn viên quốc tế, 45 hướng dẫn viên nội địa và 26 thẻ thuyết minh viên. Hướng dẫn viên được cấp thẻ tăng nhanh nhưng còn thiếu về số lượng so với yêu cầu phát triển, nhất là hướng dẫn viên tiếng hiếm như: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái...
Phối hợp với Văn Phòng UNESCO, ILO tại Hà Nội tổ chức thành công lớp tập huấn lớp Hướng dẫn viên Di sản; Tổ chức hội thảo “Hợp tác đào tạo nhà trường với doanh nghiệp du lịch và “Ngày hội hướng nghiệp sinh viên Quảng - Đà với du lịch” lần II - 2015, ngày hội đã thu hút hơn 1.000 sinh viên, giáo viên các trường ĐH, CĐ và Trung cấp nghề thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng tham gia. Đây là cơ hội tốt cho việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và tạo tiếng nói chung giữa nhà trường với doanh nghiệp du lịch; Phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lớp tập huấn
“Nghiệp vụ Marketing” cho 30 cán bộ là lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch Quảng Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch mở lớp tiếng Nhật cho 40 học viên, thời gian 5 tháng; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận chuyển khách du lịch cho hơn 70 học viên; Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ khách du lịch trên phương tiện thủy nội địa cho hơn 100 học viên.
Kết hợp với Ban điều hành dự án EU đào tạo lại kỹ năng nghề cho các đào tạo viên hiện đang làm việc trong các khách sạn là thành viên của Hiệp hội. Phối hợp với văn phòng dự án SIT-ILO tổ chức thành công cuộc thi “Tìm kiếm doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với người lao động “ với hơn 400 bài dự thi, đã có 07 giải tập thể và 16 cá nhân đã được khen thưởng. Tổ chức thành công hội thảo “Hợp tác đào tạo nhà trường với doanh nghiệp du lịch”. Đã ký kết “Bản ghi nhớ” nhằm hỗ trợ giữa Hiệp hội với các cơ sở đào tạo ở Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng đào tạo lao động trong ngành du lịch. Tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp sinh viên Quảng Đà với du lịch”, ngày hội đã thu hút hơn 600 sinh viên các trường Đại hội, Cao đẳng và Trung cấp nghề thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng tham gia. Đây là cơ hội tốt cho việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và tạo tiếng nói chung giữa nhà trường với doanh nghiệp du lịch. Một số cán bộ chủ chốt của Hiệp hội được mời tham dự khóa tập huấn du lịch cộng đồng tại Thái Lan, học tập cơ chế quản lý thương hiệu tại tỉnh Xiêm Riệp CamPuchia....
Nhìn chung, qua bồi dưỡng, học tập đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận và thực tiễn cho đội ngũ lao động của ngành, đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng góp phần nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch Quảng Nam trước mắt và lâu dài.