Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhà nước phải tiến hành quản lý đối với thu hút FDI vì những lí do sau đây:

Thứ nhất, vì trong tổng vốn đầu tư phát triển của đất nước nguồn vốn FDI là một nguồn rất quan trọng. Khi nhà nước tiến hành quản lý tổng nguồn vốn đầu tư trên toàn lãnh thổ nước mình thì cũng đồng thời phải quản lý vốn FDI, hướng nguồn vốn thu được này phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu hút FDI cũng là việc thực hiện chức năng hành chính nhà nước trong đó các cơ quan hành chính nhà nước bằng những biện pháp, công cụ tác động lên hoạt động thu hút FDI nhằm giải quyết có hiệu

lực hiệu quả những mục tiêu nhiệm vụ kinh tế đối ngoại theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, hoạt động thu hút FDI có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, do đó Nhà nước cần có những biện pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ những mục tiêu phát triển mà nhà nước đã đề ra.

Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý thu hút FDI để qua đó phát huy được các tác động tích cực của nó đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra đối với nền kinh tế. Thành phần kinh tế này cũng chịu sự quản lý của nhà nước giống như các thành phần kinh tế khác, việc phụ thuộc hay không của kinh tế trong nước đối với FDI sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh tế này. Lê- nin cũng cho rằng các nhà cộng sản cần khai thác thế mạnh của tư bản nước ngoài thông qua thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

Thứ ba, nhà nước phải tiến hành hoạt động quản lý đối với thu hút FDI nhằm hạn chế những tác hại có thể gây ra đối với chủ quyền quốc gia khi nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư trênh lãnh thổ quốc gia đó. Ngoài những tác động tích cực, FDI còn có mặt trái của nó là tạo ra những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của nước nhận đầu tư, qua đó làm tăng sự phụ thuộc của kinh tế trong nước và thậm chí là ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Khi thu hút FDI, một trong những mối lo ngại lớn của các quốc gia là vấn đề xâm phạm chủ quyền dưới dạng FDI của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này có thể can thiệp bất lợi vào nền chính trị của nước sở tại thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau. Vì vậy nhiệm vụ ngăn chặn và chống phá những âm mưu xâm hại tới chủ quyền này là một trong những công việc thường xuyên liên tục của nước sở tại. Nhà nước ta phải tăng cường khả năng quản lý của mình đối với

hoạt động thu hút FDI để vừa có thể thu hút được nguồn vốn này vừa ngăn chặn được tác động tiêu cực của nó tới chủ quyền quốc gia.

Thứ tư, xuất phát từ chính nhu cầu của các nhà ĐTNN cần có sự bảo đảm của nhà nước. FDI là hoạt động kinh tế có quy mô lớn và phức tạp nên các nhà đầu tư rất cần có sự đảm bảo của nhà nước tiếp nhận đầu tư về vốn, về môi trường đầu tư ổn định, tích cực và vững chắc. Hơn nữa, các nhà ĐTNN cũng muốn nhận được sự bảo đảm về quyền lợi của họ trên lãnh thổ nước nhận đầu tư. Chỉ có dựa vào nhà nước thì nhà ĐTNN mới yên tâm sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư.

Thứ năm, hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng đang có sự cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút FDI. Nếu nhà nước không quản lý hoạt động này thì sẽ không có cơ quan đoàn thể nào có đủ chức năng và quyền hạn có thể đưa ra được các chính sách thu hút lượng vốn này vào trong nước và có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Những lý do trên đã khẳng định vai trò của QLNN đối với thu hút FDI ở một quốc gia. Để tận dụng được nguồn vốn này nhà nước phải tạo ra được một hành lang pháp lý cho hoạt động này có thể diễn ra an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Trong giai đoạn hiện nay khi thế giới ngày càng có những biến đổi không ngừng, không thể dự đoán được và các quốc gia đang nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế thì vai trò của QLNN đối với FDI ngày càng quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)