nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra trong hoạt động QLNN đối với FDI cũng như trong hoạt động thu hút FDI. Mục đích là để hoạt động này được tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật và hạn chế tối đa các vi phạm pháp luật có thể diễn ra trong công tác QLNN về thu hút FDI. Thanh tra kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của toàn bộ bộ máy QLNN về thu hút FDI. Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác xét duyệt dự án nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc lựa chọn các DAĐT.
Tăng cường thanh tra kiểm tra nhằm xử lý các vi phạm của cán bộ trong việc quản lý hoạt động FDI từ đó ngăn chặn nạn tham nhũng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ khung lý thuyết ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2, trong chương 3, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định được quan điểm và định hướng trong quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Theo đó, để đạt được mục tiêu thu hút FDI trong giai đoạn 2015 - 2020 và ngăn chặn được xu thế giảm vốn FDI vào Bắc Ninh đồng thời nâng cao chất lượng các dự án FDI tại tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về thu hút FDI tại Bắc Ninh.
Thứ hai, luận văn đề xuất 8 giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: (1) Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách; (2) Giải pháp về xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (3) Giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; (4) Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thành lập Trung tâm hỗ trợ đầu tư FDI; (5) Tạo điều kiện để ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tạo nguồn nguyên liệu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài; (6) Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (7) Giải pháp về tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng; (8) Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra về quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
KẾT LUẬN
FDI được xem như chiếc chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Nó đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách ĐTNN hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người - một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối với những nước đang phát triển. Bắc Ninh là tỉnh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước, vì vậy các cơ quan nhà nước cần có những chính sách phát triển kinh tế tốt để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trên địa bàn.
Trong những năm gần tới, FDI vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng đối với Bắc Ninh, đó là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế - xã hội. FDI sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học, công nghệ, vốn cao. Trên cơ sở đó UBND tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp: cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính…Các giải pháp trên cần tiến hành một cách linh hoạt, đồng bộ, liên tục để cải thiện năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vai trò của tỉnh trong thời kỳ tới đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như mục tiêu đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
2. Chính Phủ (2015), Chỉ thị số 15/2007/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính Phủ (2013), Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
4. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/ NĐ- CPcủa Chính phủ.
5. Cục đầu tư nước ngoài (2009), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2008, 2009”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh(2002), giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Thị Huyền (2007). Môi trường kinh doanh Hà Nội trong nhận thức của nhà đầu tư. Tải về từ: http://www.grips.ac.jp/ .
8. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân , Hà Nội.
9. Quốc hội (1996), Luật đầu tư nước ngoài, Hà Nội. 10. Quốc hội (2005), Luật đầu tư 2005, Hà Nội. 11. Quốc hội (2014), Luật đầu tư 2014, Hà Nội
12. Nguyễn Trọng Xuân (2002), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Mai (2011), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. UBND tỉnh Bắc Ninh, “ Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020”, Bắc Ninh.
15. UBND tỉnh Bắc Ninh, “ Chiến lươc phát triển kinh tế- xã hội tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Bắc Ninh.
16. UBND tỉnh Bắc Ninh, Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2016 và những năm tiếp theo, Bắc Ninh.
17. Tạp chí Kinh tế và dự báo (2005), Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam.
18. Trường Đại học kinh tế quốc dân (1996), Giáo trình kinh tế học quốc tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
19. Các trang Website:
1. http://www.baodautu.vn/. 2. http://www.hapi.gov.vn 3. http://fia.mpi.gov.vn/