Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 57)

quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nước Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực QLNN đối với FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng đã và đang được ban hành, sửa đổi

và hoàn thiện. Điển hình như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (sau được chỉnh sửa bằng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014) đã tạo ra một bước đột phá lớn, khi đưa ra một khuôn khổ pháp lý và quy định thống nhất cho tất cả các hình thức đầu tư và các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch (nước ngoài và trong nước) và hình thức sở hữu (tư nhân và nhà nước). Trước khi thông qua hai luật này, các nhà ĐTNN hoạt động theo một khuôn khổ đặc biệt. So với Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 đã có một số điều chỉnh nhất định theo hướng thuận lợi hơn cho nhà ĐTNN. Theo Luật Đầu tư 2005 tất các DAĐT có vốn nước ngoài (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 chỉ còn yêu cầu nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà ĐTNN (tức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà ĐTNN nắm giữ từ 51% hoặc có nhà ĐTNN và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ. Các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà ĐTNN hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như DAĐT trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bên cạnh Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, giai đoạn 2006 - 2015, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành và sửa đổi một số văn bản liên quan đến việc QLNN đối với thu hút FDI trên cả nước trong đó có tỉnh Bắc Ninh, như:

- Một số văn bản liên quan đến thủ tục hành chính của hoạt động FDI:

+ Công văn số 5495/BKH-ĐTNN ban hành ngày 26/7/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tạm thời về đầu mối xử lý, trình tự, thủ tục FDI;

+ Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiên thủ tục về đầu tư tại Việt Nam;

+ Nghị định số 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

+ Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 19/8/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT (đã được thay thế bởi Nghị định 108/2009/NĐ-CP và Nghị định 24/2011/NĐ-CP ngày 05/04/2011). Điểm mới của Nghị định 24/2011/NĐ-CP so với những Nghị định trước đó là ngoài những nội dung được lập theo quy định của pháp luật về xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án BOT và dự án BTO phải bao gồm những nội dung sau: phân tích sự cần thiết và những lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO so với các hình thức đầu tư khác; xác định thời gian xây dựng, khai thác và phương thức tổ chức quản lý, kinh doanh công trình dự án; đề xuất áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ (nếu có).

+ Nghị định 155/2013/NĐ-CP một phần tiếp thu các quy định về những hành vi vi phạm cơ bản của các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của các Nghị định cũ, bên cạnh đó, Nghị định này còn bổ sung và quy định cụ thể hơn về các hành vi vi phạm bao gồm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu; lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Mức trần xử phạt đã được nâng lên từ 70.000.000 đồng lên 80.000.000 đồng, mức xử phạt từng hành vi cũng tăng lên nhiều.

- Một số văn bản liên quan đến việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI

+ Công văn số 4715/BKH-ĐTNN về việc xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2008 và 2009 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 01/07/2008;

+ Nghị quyết số 13/NĐ-CP ngày 07/4/2009 về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI trong thời gian tới;

+ Ngày 08/6/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia (Quyết định số 26/2012/QĐ- TTg). Quy chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/7/2012.

+ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới;

+ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư đã bắt đầu có hiệu lực thi hành.Quyết định được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất cho công tác QLNN về hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo đảm việc QLNN đối với hoạt động này hiệu quả, tạo điều kiện động viên các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Một số văn bản liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

+ Công văn số 2879/BKH-ĐTNN tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các dự án FDI;

+ Nghị định 216/2013/NĐ-CP ngày 24/12/2013 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành kế hoạch và đầu tư (thay thế Nghị định 148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư). Điểm mới so với Nghị định số 148/2005/NĐ-CP là Nghị định số 216/2013/NĐ-CP quy định cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thanh tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền thanh tra của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư. Nghị định cũng quy định cụ thể hơn về: xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm; thẩm quyền ra quyết định thanh tra; thời hạn thanh tra; về xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; thanh tra lại; tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư và cộng tác viên thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời và thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả đã phát huy được hết vai trò trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động về thu hút FDI theo định hướng đã đặt ra.

2.3.1.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Bắc Ninh

Căn cứ vào các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xây dựng, ban hành một số quyết định liên quan đến QLNN đối với FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng như:

- Quyết định số 176/2003/QĐ-UBND về việc ban hành QLNN đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)