Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

tư trực tiếp nước ngoài

Đây có thể được coi là nhóm giải pháp quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định để nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư có sức hấp dẫn, đảm bảo và tạo thuận lợi, sự yên tâm cho các nhà ĐTNN hoạt động tại Bắc Ninh, để làm được điều đó cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và tổ chức liên quan; sử dụng các đội ngũ chuyên gia cả trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tư vấn, xây dựng, sửa đội bổ sung các dự án, các văn bản pháp luật về FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng nhằm nâng cao chất lượng các văn bản luật và tiến độ xây dựng luật.

Việc sửa đổi luật phải được tiến hành đồng thời với tất cả các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ giữa các văn bản luật. Bên cạnh việc ban hành các văn bản luật, nghị định, thông tư thì các bộ ngành, các cơ quan cần có văn bản hướng dẫn thực thi. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực thi của các cơ quan bộ ngành Trung ương và tỉnh cần ban hành các qui định cụ thể nhằm thực hiện tốt việc QLNN đối với FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng.

Các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTNN phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện liên kết các website giữa

các cơ quan QLNN với các nhà ĐTNN, các KCN & CX, các khu công nghệ cao…liên quan tới minh bạch hoá chính sách, pháp luật.

Hoàn thiện các quy định trong phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hướng bảo đảm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng và phát triển lãnh thổ, nâng cao hiệu quả thẩm tra dự án, hiệu quả phối hợp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

Thứ hai, chú trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng để tạo nền khung pháp lý chuẩn và đồng bộ.

Rà soát, loại bỏ những ưu đãi đầu tư không hợp lý gây thiệt hại tới lợi ích kinh tế xã hội; loại bỏ những văn bản không còn phù hợp và không tương thích với những qui định của các hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập.

Với chính sách, pháp luật về thuế, cần tiền hành đánh giá lại tổng thể các loại thuế đặc biệt là các loại thuế ưu đãi đầu tư. Cải cách hệ thống thuế hiện hành, đơn giản hoá một số ưu đãi thuế và chỉ duy trì một số ít loại hình ưu đãi nhằm phục vụ một số mục đích cụ thể.

Với chính sách đất đai, cần tiếp tục rà soát và xem lại giá cho thuê đất, miễn giảm thuê đất trong một số năm đầu kinh doanh để tạo thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Thuế bất động sản nên được ấn định ở một tỷ lệ vừa phải, không thấp quá để ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ, cũng không nên quá cao khiến những người đóng thuế tìm cách trốn thuế.

Bên cạnh đó, cũng nên tập trung hoàn thiện các chính sách về tuyển dụng lao động, chính sách đất đai, chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính, tín dụng và ngoại hối, thực thi tốt các qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo những ưu đãi cần thiết để thu hút FDI.

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút FDI riêng cho từng nước thành viên trong các tổ chức kinh tế hoặc các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia để có thể tận dụng được thời cơ mà hội nhập mang lại.

Thứ tư, nghiên cứu, để xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào các lĩnh vực mà Bắc Ninh ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)