1.3.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp của Quảng Nam
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thuộc tỉnh Quảng Nam được xem là hình mẫu của các KCN ở miền Trung. Trong vòng 4 năm (từ 1999 đến 2002) đã thu hút được 31 DAĐT, với lượng vốn ban đầu 1.300 tỷ đồng và giải quyết được 10.000 lao động. Thành công của KCN này là do các nhân tố sau:
- Sự đồng thuận cùng với những quan tâm, ưu đãi đặc biệt của chính quyền các cấp trong việc thu hút vốn. Đồng thời, Quảng Nam đã đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN;
- Hồ sơ, thủ tục của các nhà đầu tư được hoàn tất nhanh gọn chỉ trong vòng 3 ngày;
- Miễn tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong suốt thời gian dự án. Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm (tuỳ theo từng loại dự án) kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế;
- Giúp các nhà đầu tư tuyển dụng lao động và hỗ trợ 60% chi phí đào tạo nhân công. Đảm bảo giá và chi phí về các loại dịch vụ ở mức thống nhất chung.
1.3.2.2. Kinh nghiệm ở Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thu hút vốn FDI thành công nhất trong cả nước. Từ năm 1998 đến 2002, Đồng Nai đã thu hút được 409 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 5.488,2 triệu USD, chiếm 14,03% lượng vốn FDI vào Việt Nam. Hiện nay, vốn FDI vào Đồng Nai chiếm từ 45 – 50% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh. Thành công đó được đúc kết thành bài học sau:
Thứ nhất, Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, các cơ quan đã thực hiện thành công quy chế quản lý một cửa, thời gian cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng (năm 2003 đã cấp giấp phép cho công ty Mainetti Vietnam 100% vốn Singapore chỉ mất 3 giờ đã được vào KCN Amata).
Thứ hai, vận dụng sáng tạo chủ trương thu hút vốn FDI, từ năm 1988 Đồng Nai đã quy hoạch các KCN đáp ứng cho nhu cầu bố trí DAĐT và đã thu hút được các dự án tập trung vào KCN. Đồng thời, linh hoạt cho phép công ty phát triển kết cấu hạ tầng đàm phán thoả thuận với nhà đầu tư ứng trước phí sự dụng hạ tầng, đã tạo được nguồn vốn rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu. Chú trọng công tác xúc tiến, vận động đầu tư. Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, qua đó các cơ quan quản lý địa phương cải tiến dần lề lối làm việc.
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Các trung tâm xúc tiến việc làm trước khi giới thiệu người lao động để doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng, bồi dưỡng cho người lao động biết được quy định của Bộ luật lao động. Riêng đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bồi dưỡng, khá về chuyên môn nghiệp vụ và có trách nhiệm đối với công việc.
Thứ tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển song hành với thu hút FDI: tích cực tác động và huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các nhà đầu tư.
1.3.2.3. Bài học dành chotỉnh Bắc Ninh
Từ những kinh nghiệm trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây vận dụng vào thực tiễn tỉnh Bắc Ninh:
Một là, xây dựng bộ máy QLNN đối với FDI theo hướng tập trung, gọn nhẹ, để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan đến thu hút FDI. Nếu bộ máy quản lý bị phân tán, không được thống nhất, quá nhiều đầu mối dẫn tới chồng chéo, kéo dài thời gian gâytrở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp FDI.
Hai là, cần có khung pháp lý hoàn thiện, đảm bảo tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hoá, góp phần làm giảm chi phí cho các nhà ĐTNN.
Ba là, cần mở rộng lĩnh vực và địa bàn thu hút FDI từng bước theo hoạch định chiến lược, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI. Đồng thời, khuyến khích nhiều loại hình đầu tư khác nhau vào các KCN của tỉnh.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thông qua hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư để thu hút FDI.
Năm là, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Truyền đạt những quy định của bộ Luật Lao động cho người lao động và giúp các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động.
Sáu là, cần tăng cường cải thiện kết cấu hạ tầng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống cung cấp các loại dịch vụ cho hoạt động của các nhà ĐTNN nhằm tăng sức hấp dẫn của tỉnh đối với thu hút FDI.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm khái niệm, đặc điểm, các hình thức, vai trò và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Hệ thống hóa lý luận chung QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó tập trung vào 7 nội dung chủ yếu của QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Tham khảo kinh nghệm QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương trong và ngoài nước có nét tương đồng với Bắc Ninh. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh.
Dựa trên những cơ sở khoa học về QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nghiên cứu, hệ thống hóa trên sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH