Tình hình quản lý nhà nước trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 50)

nước ngoài

Về vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện

75% 22%

3%

Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm

Dịch vụ chiếm

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm

Khu vực kinh tế có vốn FDI có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2011 – 2019, vốn FDI đăng ký có xu hướng tăng và tăng mạnh từ năm 2011 – 2016. Cụ thể, năm 2006, Bắc Ninh thu hút được 1903 triệu USD vốn đăng ký thì đến năm 2011, con số này đã tăng 163% và đạt ngưỡng 5.009 triệu USD. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến trong thời kỳ này là do kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Bắc Ninh bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2010 và các chính sách thu hút đầu tư tương đối mở và tạo nhiều thuân lợi cho các nhà ĐTNN.

Giai đoạn 2016 - 2019 nền kinh tế trong nước có đà phát triển nhanh và vì vậy đã có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn FDI đăng ký. Năm 2016, lượng vốn FDI đăng ký tại Bắc Ninh đạt mức 1.350,1 triệu USD, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2010. Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2019 song lượng vốn FDI đăng ký tại Bắc Ninh vẫn thuộc tốp đầu của cả nước. Tỉnh tổng lượng vốn FDI đăng kí tại Bắc Ninh đến năm 2019 đạt gần 20 tỷ USD và đứng thứ 2 trong số 63 tỉnh thành của cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI.

Về Tỷ lệ giải ngân vốn FDI cũng có xu hướng tăng dần trong thời kỳ 2016-2019. Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng trung bình vốn thực hiện/vốn đăng ký là 43.21% thì đến giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ này đạt mức 79,17%. Có được sự thành công này một phần là do những thành tự trong công tác QLNN đối với FDI; một phần là do Việt Nam trong giai đoạn này đang hội nhập mạnh bằng hàng loạt các hiệp định thương mại quốc tế, những hiệp định này giúp cho hoạt động thu hút vốn của Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng có những khởi sắc mới góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và khu vực. Như vậy có thể nhận thấy rằng, việc thu hút FDI có sự biến động tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên, xu thế hiện nay là tăng khả năng thu hút FDI vào Bắc Ninh.

Về cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư

Tính đến hết năm 2018, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức chiếm tỷ trọng cao nhất (51%); theo sau là hình thức doanh nghiệp liên doanh (46%); Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng là 3%. Như vậy, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh vẫn là hai hình thức chủ đạo đối với các nhà ĐTNN khi tiến hành đầu tư tại Bắc Ninh.

Biểu đồ 2.2: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninh tính hết năm 2018

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh) Phân bố FDI theo ngành và lĩnh vực:

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần sự đóng góp của khu vực nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

Nếu như ở giai đoạn trước, thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng vốn FDI thu hút), thì sang đến giai đoạn 2016 - 2019, xu hướng đầu tư được chuyển dần sang đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, lĩnh vực xử lý nước và môi

51% 46%

3%

100% vốn đầu tư nước ngoài Liên doanh

trường. Cụ thể, bất động sản là ngành dẫn đầu về thu hút FDI, chiếm tỷ trọng 30% trong phân bổ vốn FDI thực hiện năm 2018. Công nghiệp chế biến và chế tạo duy trì ở mức khá cao và đứng thứ 2 toàn ngành với 25%. Tuy nhiên, khu vực này chất lượng sử dụng vốn FDI ở khu vực này chưa cao, việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý chưa được hiệu quả khiến cho trình độ công nghệ của đại đa số doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở gia công, lắp ráp. Khu vực thông tin và truyền thông, dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong toàn ngành góp phần không hề nhỏ trong việc đóng góp cho ngân sách nhà nước lần lượt chiếm 12% và 13% trong tổng số cơ cấu vốn FDI. Lĩnh vực cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải cũng thu hút được nhà đầu tư, dù tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực này còn nhỏ (chiếm khoảng 1% tổng số vốn thực hiện năm 2018). Điều này phản ánh đúng định hướng phát triển và thu hút đầu tư của tỉnh những năm gần đây là thu hút có chọn lọc các dự án FDI trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, công nghệ cao, công nghệ nguồn và công nghệ sạch theo hướng phát triển bền vững, tạo ra giá trị thặng dư cao để tạo tiền đề và hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, dịch vụ trong nước cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)