Trong thời gian qua, công tác QLNN về thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:
Thứ nhất, về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hệ thống chính sách pháp luật
Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cùng các chiến lược, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật khác đã tạo nên những phương hướng, khung pháp lý cơ bản nhằm điều chỉnh hoạt động thu hút FDI. Đặc biệt, với việc ra đời Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 đã chấm dứt thời kỳ mất phương hướng trong việc thu hút FDI. Hệ thống thể chế QLNN của tỉnh ngày một hoàn chỉnh nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan đến FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng. Đây là những điều kiện cơ bản để cho tỉnh giành lại vị trí tốp đầu về thu hút FDI trong cả nước, góp phần hoàn thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Thêm vào đó, nếu như giai đoạn trước khủng hoảng, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật còn yếu thì đến giai đoạn sau này, đặc biệt là khi Việt Nam tiến hành hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng được chính quyền tỉnh quan tâm.
Thứ hai, về tạo lập môi trường và xúc tiến đầu tư
Tỉnh Bắc Ninh đã có những cố gắng tích cực nhằm chủ động tổ chức, triển khai, hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn theo hướng hỗ trợ và ưu đãi về nhiều mặt đặc biệt là về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng và phát triển các dịch vụ hạ tầng. Hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư được thực hiện bằng nhiều hình thức, tổ chức ở nhiều nơi với sự tham gia nhiều thành phần trong xã
hội đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…Nếu như giai đoạn trước năm 2010, công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm, cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu. Thêm vào đó, các tổ chức xúc tiến đầu tư của Bắc Ninh phân tán tại nhiều Sở, Ban, Ngành chưa được tổ chức quản lý thống nhất thông qua một đầu mối và chưa có vị trí xứng tầm để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư. Bước sang giai đoạn 2011 - 2019, các chương trình xúc tiến đầu tư đã mang tính có định hướng hơn, tập trung vào một số nhà đầu tư lớn của thành phố và có sự phân công nhiệm vụ và chức năng của từng cơ quan trong việc thực hiện các chương trình xúc tiến. Chất lượng thông tin của giai đoạn sau cũng ngày càng được nâng cao.
Thứ ba, về tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động thu hút FDI
Nhìn chung tổ chức bộ máy QLNN về thu hút FDI của tỉnh cơ bản đã đảm bảo sự thống nhất đồng thời tạo nên sự phân công phối hợp, giữa các cơ quan nhà nước. Nếu như trong những năm trước 2010, việc phân cấp thẩm quyền về QLNN đối với thu hút FDI còn chưa diễn ra mạnh mẽ thì ở giai đoạn sau việc phân cấp cấp này đã đạt được những thành công đáng kể. Chủ trương này đã góp phần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép, quản lý tốt hơn hoạt động QLNN đối với thu hút FDI và dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh.
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu hút FDI
Hoạt động này đã có những đổi mới đáng kể phù hợp với pháp luật trong nước, quản lý hiệu quả hoạt động thui hút FDI. Cơ chế xử lý vi phạm là hợp lý, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thu hút FDI theo đúng pháp luật trên cơ sở công bằng, bình đẳng giữa nhà ĐTNN với nhà đầu tư trong nước tại Bắc Ninh.
Với những kết quả trên, hoạt động QLNN đối với thu hút FDI ở Bắc Ninh ngày càng hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút và sử dụng
nguồn vốn FDI nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đề ra.