Quan điểm và định hƣớng trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

với hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đồng thời, Chính phủ đã tiến hành đàm phán xong 9 Hiệp định thương mại tự do quan trọng với các khu vực và trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới, các hiệp định này ảnh hưởng và quyết định rất lớn đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) (2008) - Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) (2009)

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA) (2010)

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) (2010) - Hiệp định Thương mại Tự do Vietnam – Chile (VCFTA) (2012) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (2015)

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (2015),

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (2015) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (2015)

Với triển vọng hoàn tất các Hiệp định này, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Bắc Ninh sẽ trở thành một điểm đến quan trọng, hấp dẫn của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thêm vào đó, việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015

càng làm cho Việt Nam nói chung cũng như Bắc Ninh nói riêng trở thành tâm điểm của hoạt động FDI.

Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng lớn đến thu hút nguồn vốn FDI cho tỉnh. Vấn đề đặt ra là, Chính phủ Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường và tích cực hơn nữa trong hoạt động QLNN đối với FDI nhằm phát huy hiệu quả tối đa nguồn vốn này trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Dù Bắc Ninh đã có nhiều thay đổi trong chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút FDI, song hoạt động FDI hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với FDI tại tỉnh cần có những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm khai thác tối đa hiệu quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)