Nội dung quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

ngoài

Căn cứ vào nội dung QLNN về đầu tư theo điều 67, chương VI, Luật Đầu tư 2014, nội dung QLNN đối với FDI bao gồm những điểm chủ yếu sau:

1.2.3.1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu nhất của mỗi nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc xây dựng pháp luật của từng quốc gia về từng ngành, lĩnh vực phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Pháp luật phải đồng bộ và nhất quán, ít thay đổi. Sự phù hợp của luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và lĩnh vực FDI nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nói chung và luật liên quan đến FDI nỏi riêng còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho hoạt động thu hút FDI được thực hiện thuận lợi, đồng thời giới hạn những phạm vi các chủ ĐTNN có thể thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh. Để thu hút đầu tư FDI có hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1.2.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước ấp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư quốc tế của một quốc gia (bao gồm đầu tư ra nước ngoài và thu hút ĐTNN) trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

Theo tính chất, chính sách hỗ trợ hoạt động thu hút FDI có thể được phân thành: Chính sách ngành và lĩnh vực đầu tư (chính sách cơ cấu); Chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính; Chính sách thị trường; Chính sách đất đai; Chính sách lao động; Chính sách công nghệ;…

Như vậy, với hệ thống chính sách nêu trên, sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoặc là thu hút, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc sẽ kìm hãm hạn chế nó. Chính sách thu hút FDI là một trong những công cụ qua trọng của Nhà nước để đưa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực và đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nếu

chính sách đúng đắn thì sẽ đạt được kết quả, hiệu quả cao; ngược lại nếu chính sách sai lầm sẽ phản tác dụng, đi ngược lại với mục tiêu chiến lược đã đề ra.

1.2.3.3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chiến lược, quy hoach, kế hoạch là những định hướng, cơ sở để Nhà nước cũng như doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài và công dân thực hiện công việc của mình.

Chiến lược về thu hút FDI là tổ hợp các mục tiêu dài hạn về thu hút từ bên ngoài và các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Nó xác định những mục tiêu mà trong một thời gian nhất định phải đạt được bằng biện pháp nhất định. Chiến lược được xây dựng dựa trên chiến lược, định hướng phát triển kinh tế- xã hội tổng thể quốc gia cũng như từng địa phương. Ngoài ra, chiến lược mang tính quốc gia, thể hiện được ngành, vùng ưu tiên, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển giao công nghệ.

Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian thu hút FDI cho thời kì dài hạn trên lãnh thổ xác định. Quy hoạch được xây dựng dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế theo ngành, vùng nhằm đảm bảo phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả kinh tê- xã hội.

Kế hoạch là việc ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thu hút FDI chất lượng, hiệu quả. Kế hoạch thường được xây dựng hàng năm hoặc là kế hoạch 5 năm. Căn cứ vào tình hình trong nước hoặc địa phương cũng như sự biến động từ bên ngoài, cần phải cố những dự báo xác đáng về tình hình đầu tư để từ đó xây dựng kế hoạch với những mục tiêu mang tính hiệu quả, khả thi cao.

1.2.3.4. Tạo dựng môi trường đầu tư cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố bên ngoài nhà đầu tư tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện

thuận lợi cho nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh và đạt được hiệu quả cao. Có thể phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau, theo mỗi tiêu thức phân loại sẽ hình thành các loại môi trường khác nhau.

Khi xem xét môi trường đầu tư, các nhà đầu tư và các nhà quản lý phải thấy một số đặc điểm cơ bản trong quá trình đánh giá và tạo dựng môi trường đầu tư.

1.2.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư trên thị trường đầu tư, tạo điều kiện cho cá đối tác đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội đầu tư.

Xúc tiến đầu tư thường được thực hiện bằng các hình thức như: tổ chức giới thiệu đường lối chủ trương, chính sách, điều kiện đầu tư bằng các kênh thông tin, truyền thông đa dạng và phong phú; Đẩy mạnh quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI và công khai hóa các quy hoạch đó; Xây dựng và công bố các cơ hội đầu tư tổ chức nghiên cứu đối tác trong đó chú trọng các công ty, tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư.

1.2.3.6. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để hoạt động QLNN được thực hiện một cách có hiệu quả cần thiết lập một bộ máy tổ chức để quản lý và hoạt động quản lý thu hút FDI. Để quản lý hoạt động thu hút FDI, Nhà nước cần thiết lập bộ máy quản lý với các cơ quan cùng đội ngũ nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động quản lý.

Hiện nay, Chính phủ quản lý thống nhất tổng thể nền kinh tế đối ngoại. Trong lĩnh lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở cấp Trung ương, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, mà trực tiếp đó là Cục Đầu tư nước ngoài, thực hiện việc quản lý các vấn đề FDI nói chung và thu hút FDI nói riêng trên toàn lãnh thổ cả nước. Tại các địa phương, hoạt động quản lý về FDI cũng

như thu hút FDI được giao cho UBND tỉnh, thành phố mà trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (KCN & CX)

1.2.3.7. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động thu hút FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai sót trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về ĐTNN theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lập các đoàn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp. Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát còn tạo nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan QLNN có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách ban hành. Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng nhất.

Ngoài ra QLNN về FDI còn thực hiện một số hoạt động: đào tạo đội ngũ lao động Việt Nam đáp ứng nhu cầu của quá trình hợp tác đầu tư, từ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các cơ quan QLNN về FDI đến đội ngũ các nhà quản lý kinh tế tham gia trong các doanh nghiệp có vốn FDI, cũng như đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)