Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 66 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

nông thôn tại Kiên Giang

2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

Để cho hoạt động ĐTN nói chung, ĐTN cho ngƣời LĐNT nói riêng đảm bảo đƣợc sự thống nhất, trật tự và kỷ cƣơng ngày 29/11/2006 Luật Dạy nghề đã đƣợc Quốc Hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2007. Chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tƣ quy định QLNN về ĐTN, quy định về điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động ĐTN, quy định về cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN và các văn bản về ĐTN cho LĐNT. Ví dụ nhƣ: Nghị định số: 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ về quy định trách nhiệm QLNN về dạy nghề, Thông tƣ số 29/2011/TT-

BLĐTB&XH ngày 24/10/2011 của Bộ trƣởng Bộ Lao động TB&XH quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT Đến năm 2020”. Thông tƣ liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH- BNV-NN&PTNT- BTC-BTTT về việc hƣớng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, tỉnh Kiên Giang cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về ĐTN, QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn nhƣ: Quyết định số 347/QĐ- UBND ngày 29/01/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 149/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc ĐTN cho LĐNT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên về cơ bản đã đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTN, QLNN về ĐTN cho LĐNT; đã điều chỉnh đƣợc nhiều quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTN, đã tháo gỡ đƣợc phần nào những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, để hoạt động ĐTN đạt đƣợc hiệu quả, chất lƣợng cần có sự kiểm định chất lƣợng đào tạo. Hiện nay, mặc dù Bộ Lao động - TB&XH đã ban hành Thông tƣ số 19/2010/TT-BLĐTB&XH và Thông tƣ 42/2011/TT-BLĐTB&XH quy định về quy trình kiểm định chất lƣợng ĐTN, trong đó mới quy định về tự kiểm định của cơ sở đào tạo, và quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trung tâm ĐTN và việc thành lập đoàn kiểm định của Tổng cục Dạy nghề mà chƣa thành lập một trung tâm chuyên trách về kiểm định theo từng khu vực. Do đó, công tác kiểm định các cơ sở ĐTN, nội dung ĐTN còn nhiều hạn chế.

Quy định về trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động đã qua ĐTN chƣa đƣợc quy định rõ ràng.

Bảng 2.5: Kinh phí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thực hiện giai đoạn 2012 - 2016

Ghi

TT Nội dung Trung Địa

Tổng số chú

ƣơng phƣơng

1 Tuyên truyền, tƣ vấn học nghề 715 715 0

và việc làm đối với LĐNT

2 Điều tra khảo sát dự báo nhu 1.470 470 1.000

cầu học nghề cho LĐNT

3 Tăng cƣờng cơ sở vật chất, 94.621 16.925 77.696 thiết bị ĐTN

4 Phát triển giáo viên, cán bộ 299 299 0

quản lý

5 Hỗ trợ LĐNT học nghề 55.848 43.848 12.000

6 Giám sát, đánh giá thực hiện 1.030 1.030 0

đề án

Tổng cộng 153.983 63.287 90.696

Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang

2.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

Để triển khai có hiệu quả việc QLNN về lĩnh vực ĐTN cho LĐNT, tại tỉnh Kiên Giang cũng có bộ máy QLNN gồm có:

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Chịu trách nhiệm về phát triển ĐTN của tỉnh, thực hiện chức năng QLNN về ĐTN và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN, chƣơng trình, dự án phát triển ĐTN của tỉnh; bảo

đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên ĐTN, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban hành các quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động ĐTN, sáp nhập, chia, tách, giải thể trƣờng; Quyết định phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật. Quyết định công nhận xếp hạng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm ĐTN công lập trực thuộc và công nhận Hiệu trƣởng, Hội đồng quản trị của trƣờng trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm ĐTN tƣ thục theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH.

UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN; hƣớng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN trong tỉnh theo quy định của Bộ Lao động – TB&XH. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động ĐTN và báo cáo định kỳ về ĐTN với Bộ Lao động - Lao động – TB&XH và HĐND cùng cấp. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ĐTN ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN; chƣơng trình, dự án phát triển ĐTN ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt. Trình UBND tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý ĐTN nhƣ: chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN, học sinh - sinh viên học nghề theo các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt

động ĐTN trình độ trung cấp, sơ cấp và một số nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác quản lý ĐTN theo quy định.

Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về ĐTN, việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Lao động – TB&XH và các cơ sở ĐTN trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về ĐTN theo quy định.

Chức năng của cơ quan QLNN về ĐTN: tham mƣu cho tỉnh các chính sách và giải pháp tăng cƣờng công tác ĐTN và sử dụng lao động sau ĐTN; tổ chức tốt công tác QLNN về ĐTN nhƣ quản lý hồ sơ, cấp phát bằng nghề, hƣớng dẫn giám sát kiểm tra hoạt động ĐTN; tổ chức nắm thông tin về nhu cầu ĐTN, dự báo nhu cầu lao động qua ĐTN, xây dựng phƣơng án, kế hoạch ĐTN hàng năm; tham gia xây dựng các danh mục nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho các doanh nghiệp có nhu cầu; mở rộng kế hoạch hợp tác các loại hình ĐTN; thực hiện vai trò QLNN đối với các cơ sở ĐTN của tỉnh, thống nhất quản lý các hoạt động ĐTN ở địa phƣơng, đơn vị theo nhu cầu CNH – HĐH và thị trƣờng lao động; hƣớng dẫn, tổ chức hội thi tay nghề, hội giảng cho giáo viên.

Các cơ quan khác có liên quan

- Sở Giáo dục và đào tạo: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác ĐTN của

tỉnh, tăng cƣờng công tác phân luồng, hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Sở Tài nguyên và môi trƣờng: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH tiến hành rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các cơ sở ĐTN công lập theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mƣu cho UBND tỉnh tổ chức phát triển quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo bố trí và quản lý sử dụng đất dành cho các cơ sở ĐTN công lập.

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ: hƣớng dẫn thực hiện chính sách

đầu tƣ, cân đối nguồn vốn, kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện ĐTN trên địa bàn tỉnh.

- Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch quản lý; tham mƣu các chính sách ƣu đãi, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời chịu

trách nhiệm tham mƣu UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ trƣờng, xếp hạng trƣờng và công nhận Hiệu trƣởng, giám đốc trƣờng công lập trên địa bàn tỉnh.

- Sở Xây dựng: phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mƣu cho UBND tỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể các công trình phù hợp với quy hoạch mạng lƣới cơ sở ĐTN và tổ chức thực hiện giám sát, quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng đảm bảo đúng quy định.

- UBND các huyện, thành phố: xây dựng, tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình, đề án ĐTN của huyện đã đƣợc phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế cán bộ quản lý, giáo viên

ĐTN, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN trực thuộc để thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trƣơng XHH ĐTN, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các cơ sở ĐTN của huyện theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra hoạt động ĐTN và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Các hội đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí: thông qua sinh hoạt tập thể của hội, đoàn thể, các thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho toàn thể nhân dân chuyển biến nhận thức về ĐTN, nắm bắt và nhận thức đầy đủ chủ trƣơng, chính sách của trung ƣơng và địa phƣơng về ĐTN.

Để thực hiện tốt việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về quản lý ĐTN cho LĐNT thông qua các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các Sở ban ngành;

Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ và liên tục, có cơ chế đổi mới phƣơng pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Sở Lao động – TB&XH cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, triển khai tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về ĐTN.

 Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

Tổng số cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN cấp tỉnh là 5 ngƣời, riêng cấp huyện bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ĐTN cho phòng Lao động – TB&XH.

Chính nhờ vậy, những năm gần đây, công tác ĐTN cho LĐNT đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về học nghề để lập thân lập nghiệp đang đƣợc xã hội quan tâm, nhất là các huyện miền núi, hải đảo đã có sự phối hợp của địa phƣơng, lao động sau đào tạo đang dần đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo dần đƣợc nâng cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển KT – XH địa phƣơng.

2.3.3. Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang

 Điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại Kiên Giang

Để triển khai có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Sở Lao động – TB&XH tỉnh là cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo đã hƣớng dẫn UBND các huyện, thành phố điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Lao động – TB&XH. Hằng năm, các huyện, thành phố đều rà soát nhu cầu học nghề của LĐNT để xây dựng kế hoạch, nhu cầu học nghề của LĐNT huyện gửi Sở Lao động – TB&XH tổng hợp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch

ĐTN cho LĐNT qua các năm. Công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, năng lực đào tạo của các cơ sở ĐTN giúp cho việc xây dựng kế hoạch ĐTN sát với thực tế, giúp thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT.

Trong 05 năm (2012 - 2016), Sở Lao động – TB&XH đã tổ chức 02 cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm trên địa bàn tỉnh. Tổng nhu cầu học nghề của LĐNT qua khảo sát, điều tra là 163.882 ngƣời, trong đó nhóm nghề phi nông nghiệp 92.991 ngƣời, nhóm nghề nông nghiệp 70.891 ngƣời. Ngoài ra, hàng năm các huyện, thành phố tổ chức các cuộc điều tra nhu cầu học nghề và rà soát danh mục nghề đào tạo tại địa phƣơng để đăng ký về Sở Lao động – TB&XH xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT.

Kết quả điều tra, khảo sát hằng năm của Phòng Lao động – TB&XH các huyện, thành phố thƣờng cao hơn so với nhu cầu học nghề thực tế tại huyện. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, điều tra viên ở cấp xã chƣa nắm vững tác nghiệp điều tra, chƣa tƣ vấn, định hƣớng đƣợc cho ngƣời trong độ tuổi lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH của địa phƣơng. Hơn nữa, các cuộc điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thƣờng trùng với thời điểm điều tra hộ nghèo, điều tra nghề xã hội nên cũng gây khó khăn cho các điều tra viên trong việc điều tra và tổng hợp số liệu. Thêm vào đó kinh phí hỗ trợ cho công tác điều tra hằng năm hạn hẹp nên hầu hết các điều tra viên không nhiệt tình trong việc điều tra, tự độ số lƣợng nhu cầu học nghề cao hơn so với thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT trong toàn tỉnh.

Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của Nhà nƣớc và chính sách khuyến khích XHH công tác ĐTN cho ngƣời LĐNT. Trên cơ sở quy hoạch mạng lƣới cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh, năm 2016 tổng số cơ sở ĐTN và có ĐTN trên địa bàn tỉnh là 28 cơ sở. Trong đó:

- Hệ thống các trƣờng, trung tâm ĐTN, gồm: + 01 trƣờng cao đẳng nghề.

+ 04 trƣờng trung cấp nghề: Trung cấp nghề Dân tộc nội trú, Trung cấp nghề vùng U Minh Thƣợng, Trung cấp nghề Tân Hiệp, Trung cấp nghề vùng tứ giác Long Xuyên.

+ 05 Trung tâm ĐTN: Trung tâm Dạy nghề thanh niên Kiên Giang, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trung tâm Dạy nghề tƣ thục Đông Hiệp, Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe, Trung tâm Đào tạo và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hệ thống các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, gồm:

+ 02 trƣờng cao đẳng: Cao đẳng Cộng đồng và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

+ 01 Trƣờng trung cấp Chuyên nghiệp. + 01 Trung tâm Dịch vụ việc làm. + 01 Trung tâm Khuyến nông. + 01 Trung tâm Khuyến công.

+ 01 Hội Làm vƣờn.

+ 09 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, gồm: Trung tâm Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)