Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở đào

động nông thôn

Đội ngũ giáo viên ĐTN là ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản về nghề, đồng thời cũng là ngƣời hƣớng dẫn nghề và rèn luyện tay nghề. Vì vậy, đội ngũ giáo viên ĐTN phải là những ngƣời nắm vững lý thuyết, giỏi về thực hành, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề tƣơng ứng với nghề giảng dạy. Đây đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lƣợng ĐTN ở Việt Nam. Giáo viên ĐTN giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng ĐTN.

Đầu tƣ phát triển giáo viên ĐTN có thể coi là đầu tƣ “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực thƣờng xuyên đƣợc đƣa vào các chiến lƣợc ĐTN nhƣ một mục tiêu chiến lƣợc và biện pháp đòn bẩy chính và là giải pháp đột phá trong công tác quản lý.

1.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở đàotạo nghề cho lao động nông thôn tạo nghề cho lao động nông thôn

Cơ sở vật chất và trang thiết bị ĐTN bao gồm: phòng học, xƣởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thƣ viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất, thiết bị là những điều kiện rất cần thiết

cho hoạt động ĐTN. ĐTN là dạy và rèn kỹ năng lao động nên cần có hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị đồng bộ giúp học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành tốt kỹ năng sản xuất, thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn đào tạo đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thì cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải đƣợc trang bị đầy đủ, kịp thời, thiết bị phù hợp với công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN phải luôn luôn đƣợc đầu tƣ, đổi mới để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất theo dây chuyền tại doanh nghiệp. Có nhƣ vậy việc ĐTN mới có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị thƣờng rất lớn nên việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ĐTN cho các cơ sở ĐTN có tham gia ĐTN cho LĐNT phải có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ mô trong việc phân bổ kinh phí cho các cơ sở ĐTN và giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí trên. Vai trò này chủ yếu thuộc về Tổng cục Dạy nghề với tƣ cách là đơn vị thực hiện chức năng QLNN về ĐTN và các bộ ngành, địa phƣơng có liên quan.

Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị để ĐTN cho LĐNT còn thuộc về chính các cơ sở ĐTN trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội đƣợc huy động từ các đơn vị sử dụng lao động, các tổ chức phi chính phủ theo phƣơng châm “xã hội hóa” ĐTN cho LĐNT.

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá là một trong những giai đoạn quan trọng trong quy trình QLNN, là phƣơng thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng kỷ luật và nâng cao hiệu quả QLNN. Mục đích hoạt động thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp

luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra mang tính quyền lực nhà nƣớc là sự xem xét, phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định.

Nhà nƣớc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra lĩnh vực ĐTN để kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém; tiến tới kiểm định chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở ĐTN; nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH và xây dựng nông thôn mới.

Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá giúp nhà quản lý đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, tình hình quản lý, sử dụng kinh phí để các hoạt động của ĐTN đúng mục đích, đúng đối tƣợng để đạt hiệu quả cao, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện bảo đảm công tác ĐTN cho LĐNT đạt hiệu quả và nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai thực hiện; nhằm thiết lập kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động ĐTN, ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích của ngƣời tham gia học nghề và cơ sở ĐTN.

1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo

nghề

Nhà nƣớc thực hiện quyền lực công của mình để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTN trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ĐTN phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội. Nhà nƣớc thống nhất

quản lý hệ thống ĐTN về mục tiêu chƣơng trình, nội dung đào tạo, kế hoạch ĐTN, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ.

Nhà nƣớc quản lý lĩnh vực ĐTN thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp ĐTN của Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, yêu cầu CNH – HĐH đất nƣớc; đảm bảo công bằng trong ĐTN thông qua hệ thống chính sách về ĐTN, tạo cơ hội cho mọi ngƣời trong xã hội, kể cả những ngƣời yếu thế, hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia vào quá trình ĐTN.

Nhà nƣớc tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN. Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên quan đến ĐTN cho LĐNT phải phù hợp với các chiến lƣợc, chính sách phát triển giáo dục – đào tạo, các quy hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch sản xuất của cả nƣớc, từng vùng, từng ngành, đặc biệt phải phù hợp với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN đƣợc thực hiện hàng năm hay theo từng thời kỳ.

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN. Để cho hoạt động ĐTN, QLNN về ĐTN nói chung, QLNN về ĐTN cho ngƣời LĐNT nói riêng đảm bảo đƣợc trật tự, kỷ cƣơng, đúng với định hƣớng. Các cơ quan Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN nhằm để thống nhất quản lý và điều tiết toàn bộ hoạt động ĐTN trên phạm vi cả nƣớc, tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTN, QLNN về ĐTN, trong đó có QLNN về ĐTN cho ngƣời LĐNT.

Nhà nƣớc quản lý ĐTN đảm bảo những yêu cầu về điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN, chƣơng trình, giáo trình, giáo viên ĐTN

góp phần nâng cao năng lực ĐTN tại các cơ sở ĐTN công lập, góp phần cho sự nghiệp ĐTN phát triển, đảm bảo kỹ năng nghề của ngƣời lao động ngày càng tiệm cận hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu hội nhập với các nƣớc trên thế giới của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển ĐTN. Đây là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nƣớc ta vẫn còn những khó khăn, nguồn lực đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung, ĐTN nói riêng chƣa có thể đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu. Do đó việc huy động, quản lý sử dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội để phát triển ĐTN là một yêu cầu rất quan trọng.

QLNN về ĐTN cũng nhằm hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ĐTN. Ngoài ra, còn tạo sân chơi, tạo phong trào thi đua, giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm, tích lũy các kỹ năng về dạy nghề và học nghề cho giáo viên và học viên tại các cơ sở ĐTN.

Có thể nói QLNN luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự tạo lập, phát triển nguồn lực quyết định cho sự phát triển là nguồn lực con ngƣời đƣợc ĐTN đáp ứng cho yêu cầu CNH – HĐH. Vì vậy mà cần thƣờng xuyên hoàn thiện hệ thống QLNN về ĐTN, xem nó nhƣ một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục – đào tạo và ĐTN của quốc gia.

1.3.2. Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nông thôn

Trong giai đoạn hiện nay, ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể xã hội. Điều này không chỉ thể hiện trong các Văn kiện mà cả trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, địa phƣơng. Sự nghiệp CNH – HĐH đã thúc đẩy sự phát triển KT – XH và quá trình đô thị hóa ở nƣớc ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển

dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi về ĐTN. Bên cạnh đó, chất lƣợng lao động

ở nông thôn nƣớc ta còn quá thấp. Chất lƣợng LĐNT thấp đã làm cho thu nhập của ngƣời lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, ĐTN cho LĐNT ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách tập trung phát triển nguồn

nhân lực ở địa phƣơng, nhƣ: Nghị quyết số 26/NQ-TƢ ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28-10-2008 của Chính phủ mục tiêu tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Đề án "ĐTN cho LĐNT đến năm 2020", quyết định nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là ĐTN cho LĐNT.

Đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, thúc đẩy đƣa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT là một trong những nội dung “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, "Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Đây đƣợc coi là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi là một nhiệm vụ chiến lƣợc của sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc.

1.3.3 . Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn động nông thôn

Mục tiêu của ĐTN cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm đƣợc việc làm đối với các nghề phi nông nghiệp. Nói cách khác, ĐTN cho LĐNT phải gắn với “đầu ra”, gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chƣơng trình hành động của Chính phủ là xây dựng “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và truyền nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp đƣợc đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.

Để cụ thể hóa chƣơng trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Mục tiêu sau khi đƣợc ĐTN 70% LĐNT phải có việc làm phù hợp với nghề đƣợc đào tạo. Đây là vấn đề cốt lõi đối với ĐTN cho LĐNT, nhất là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nếu không gắn đƣợc với việc làm thì ngƣời LĐNT sẽ không tham gia học nghề và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá

trình ĐTN rất cần có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để một mặt họ tham gia vào quá trình đào tạo, mặt khác tạo cơ hội cho ngƣời học đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học vấn khi học nghề có thể làm việc đƣợc ngay với nghề đƣợc đào tạo.

Khi ngƣời LĐNT có việc làm, họ sẽ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống và điều quan trọng là họ không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Việc làm đƣợc giải quyết, cuộc sống đƣợc nâng cao, nguồn lao động đƣợc sử dụng hợp lý, đói nghèo từng bƣớc đƣợc giải quyết. Đảng và Nhà nƣớc ta xác định: một trong những mục tiêu của công tác ĐTN là: “ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, không tổ chức ĐTN khi chƣa dự báo đƣợc nơi làm việc và mức thu nhập của ngƣời lao động sau khi học”. Đặc biệt ĐTN phải quan tâm đến khu vực nông thôn vì nông thôn là nơi tập trung đông lao động xã hội, quỹ thời gian lao động chƣa đƣợc sử dụng khá lớn, sản xuất nông nghiệp là chính. Tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cần thiết, tạo cơ hội, giúp nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc làm thực sự có ý nghĩa cho nông dân. Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho nông dân tác động tới thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nông thôn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao độngnông thôn nông thôn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Để thực hiện việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trong 5 năm qua (2011 - 2015), thành phố Cần Thơ đã ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở ĐTN theo hình thức liên kết 3 nhà: Nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)