Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông

tập trung đông lao động xã hội, quỹ thời gian lao động chƣa đƣợc sử dụng khá lớn, sản xuất nông nghiệp là chính. Tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cần thiết, tạo cơ hội, giúp nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc làm thực sự có ý nghĩa cho nông dân. Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho nông dân tác động tới thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nông thôn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao độngnông thôn nông thôn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Để thực hiện việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trong 5 năm qua (2011 - 2015), thành phố Cần Thơ đã ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở ĐTN theo hình thức liên kết 3 nhà: Nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp. Tỷ lệ

lao động chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề đạt khoảng 5,54%. Sở Lao động – TB&XH Cần Thơ đã tích cực tuyên truyền để vận động LĐNT tham gia học các nghề phi nông nghiệp. Đến nay có 19.007 LĐNT đã hoàn thành các lớp học nghề. Cụ thể: trung cấp nghề: 155 ngƣời; sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng: 18.852 ngƣời. Trong đó: có 13.775 ngƣời có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ 72,47%.; Đã có 582 hộ nghèo có ngƣời tham gia học nghề đã thoát nghèo; 2.236 hộ sau học nghề trở thành hộ khá; trên 14.000 ngƣời sau học nghề đã chuyển sang làm lĩnh vực phi nông nghiệp, cơ cấu lao động trong nhóm ngành công nghiệp – dịch vụ của địa phƣơng tăng lên 73,94%; 9.957 LĐNT có việc làm trong các ngành công nghiệp - dịch vụ, góp phần giảm tỷ trọng lao động ngành nông - lâm- thủy sản xuống khoảng 26%.

Sở Lao động - TB&XH Cần Thơ đã huy động 37 đơn vị tham gia ĐTN cho LĐNT chủ yếu là các doanh nghiệp. Hầu hết các cơ sở, đơn vị cơ bản đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị ĐTN tại cơ sở ĐTN, cũng nhƣ tại các xã. Để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy và giáo viên ĐTN phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ, hằng năm ngành Lao động – TB&XH đều tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức sƣ phạm và kỹ năng giảng dạy cho những ngƣời ĐTN không phải là giáo viên của các trƣờng, trung tâm ĐTN.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, thành phố Cần Thơ đã có nhiều mô hình điểm về ĐTN cho LĐNT có hiệu quả cao nhƣ mô hình trồng lúa giống, mô hình may công nghiệp. Đến nay, thành phố đã xây dựng và nhân rộng đƣợc 54 mô hình với 1.755 LĐNT đƣợc đào tạo và có việc làm. Ngoài ra các mô hình ĐTN kết hợp với giải quyết việc làm tại chỗ nhƣ may gia dụng, đan lát, làm việc tại hộ gia đình, chăn nuôi, trồng trọt; ĐTN gắn với giải quyết việc làm theo hình thức hợp đồng 3 bên nhƣ nề, hàn, sửa xe gắn máy đã giúp nhiều lao động có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Năm

2014, mô hình ĐTN thợ hàn (theo đơn đặt hàng của công ty Lilama), đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời dân ở các khu dân cƣ vƣợt lũ đã giúp nhiều lao động có việc làm, cải thiện mức sống. Từ những mô hình này, nhiều địa phƣơng đã có kinh nghiệm bƣớc đầu trong việc chủ động hợp tác, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực về chuyên môn, có khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo, giải quyết đầu ra sản phẩm của ngƣời lao động. Các mô hình ĐTN gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động đã tạo sự quan tâm, gắn kết chặt chẽ giữa các Sở, Ban ngành, đoàn thể, địa phƣơng, cơ sở ĐTN, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tổ chức tuyển sinh, ĐTN và giải quyết việc làm tại chỗ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Với phƣơng châm: “cầm tay chỉ việc”, “học đi đôi với hành”, “ trao cần câu” và dạy “cách câu”, ĐTN cho LĐNT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có đƣợc những kết quả thiết thực. Nhiều LĐNT đã có thu nhập ổn định sau khi tham gia các lớp ĐTN ngắn hạn do Sở Lao động – TB&XH phối hợp với các sở, ngành và các địa phƣơng tổ chức.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình ĐTN cho LĐNT đem lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các địa phƣơng nhƣ: nghề đan lục bình, đan giả mây, may công nghiệp, kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng lúa chất lƣợng cao.

Bên cạnh các nghề phi nông nghiệp thì các nghề nông nghiệp nhƣ: trồng rau an toàn, chăn nuôi heo, trồng lúa năng suất cao, trồng hồ tiêu đƣợc tỉnh quan tâm phát triển gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn đã mang lại hiệu quả bƣớc đầu khi giải quyết việc làm tại chỗ cho LĐNT. Ngoài ra, tỉnh ƣu tiên đào tạo những nghề phục vụ phát triển công nghiệp, thƣơng mại, du lịch trên địa bàn khu vực nông thôn, các ngành nghề gắn với việc giải quyết việc

làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả cao trong ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Năm 2011, dân số Thái Lan là 66,72 triệu ngƣời, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là 0,682, GDP tính theo sức mua tƣơng đƣơng 616,783 tỷ USD, bình quân đầu ngƣời là 9,396 USD.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, Thái Lan xác định việc phát triển nguồn nhân lực là con đƣờng duy nhất và nhanh chóng nhất. Vì vậy, Chính phủ rất quan tâm đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo trong đó có ĐTN. Từ năm 1960, nền giáo dục và đào tạo của Thái Lan đã bắt đầu phát triển mạnh với các viện đại học, các trƣờng cao đẳng và trƣờng ĐTN, viện đại học mở cả công lập và dân lập để tạo cơ hội cho ngƣời dân có thể học tập.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực đƣợc chú trọng cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề. Đây là chỗ dựa vững chắc cho thành công của CNH – HĐH Thái Lan. Chính phủ và hệ thống các trƣờng rất quan tâm đến đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động, bao gồm cả kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên ngành.

Đối với đào tạo kỹ năng chung, Nhà nƣớc chủ trƣơng đào tạo diện rộng các kỹ năng thích ứng với nhu cầu thị trƣờng thay đổi. Việc đào tạo kỹ năng chuyên ngành đƣợc tập trung cho một số ngành chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng.

Ngoài hệ thống trƣờng lớp đào tạo chuyên, Thái Lan còn áp dụng loại hình ĐTN tại các doanh nghiệp (trong doanh nghiệp có trƣờng). Đặc biệt,

Thái Lan có loại hình trƣờng đào tạo liên thông từ tiểu học lên trung học và đại học. Trong loại hình trƣờng này, học sinh ở cấp tiểu học đã đƣợc định hƣớng nghề nghiệp và đào tạo năng khiếu; lên bậc trung học, học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề; ở bậc đại học, sinh viên đƣợc đào tạo vừa chuyên sâu vừa nâng cao theo ngành nghề nhất định.

Đặc điểm nổi bậc của giáo dục đại học ở Thái Lan là các trƣờng đại học tƣ thục phát triển rất mạnh; bởi lẽ do yêu cầu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, các trƣờng và các tập đoàn kinh tế liên kết với nhau và liên kết với nƣớc ngoài để đào tạo.

Do chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có ĐTN đáp ứng sự phát triển của thị trƣờng cùng với việc quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đào tạo kỹ năng nên Thái Lan đã có một số lƣợng lớn ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng đặc biệt tại các thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng các nƣớc Trung Đông và Châu Á.

Việc học tập các mô hình đào tạo từ các nƣớc phát triển không chỉ giúp cho Chính phủ Thái Lan hoàn thiện công nghệ đào tạo nguồn nhân lực của mình, mà còn tạo mối liên kết để Chính phủ Thái Lan nhận đƣợc sự trợ giúp của nhiều nƣớc.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tiếp theo sau “sự thần kỳ Nhật Bản” về phát triển kinh tế, hiện nay, Hàn Quốc đang là một biểu tƣợng mới của thế giới, góp phần đƣa Châu Á trở thành một trong những động lực của nền kinh tế thế giới. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để tăng trƣởng kinh tế cần có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lƣợng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực “không một chính sách công nghệ cao nào có thể mang lại kết quả nếu không có chuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới”.

Thoát khỏi chiến tranh với tình trạng đất nƣớc bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, dân số đông và tình trạng thiếu lƣơng thực diễn ra khắp cả nƣớc. Thế nhƣng sau hơn 55 năm, đến nay Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nền kinh tế cũng nhƣ văn hóa xã hội. Là quốc gia có tên trong tổ chức OECD (tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) và là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Có đƣợc nhƣng thành tựu to lớn trên, trong những năm qua Hàn Quốc đã biết tận dụng mọi lợi thế, nguồn lực xã hội trong đó quan trọng nhất là việc Hàn Quốc đã rất chú trọng đến việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Đến nay Hàn Quốc đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ là nhờ có nguồn nhân lực tuyệt vời, đó là những ngƣời làm nên “phép màu của dòng sông Hàn”. Mỗi năm, năng xuất lao động tăng từ 10% đến 13%, cạnh tranh mạnh mẽ với một số nƣớc khác nhƣ Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.

Cụ thể, trong chiến lƣợc phát triển quốc gia, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhân tài để đẩy mạnh, phát triển sản xuất. Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài đối với sự phát triển đất nƣớc. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng: “Trẻ em là một bộ phận không thể tách rời khỏi nguồn tài năng trí tuệ, đƣợc coi là vốn quý nhất của quốc gia”. Vì vậy, giáo dục năng khiếu là con đƣờng tất yếu, duy nhất để một dân tộc, quốc gia sánh với thế giới.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kiên Giang

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định và có bƣớc phát triển đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực lao động qua ĐTN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả

đƣợc còn có những khó khăn nhất định nhƣ: ĐTN chƣa thích ứng với thị trƣờng lao động, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ và chƣa có nhiều chính sách, hƣớng phát triển đặc trƣng riêng phù hợp với đặc điểm KT – XH của từng địa phƣơng.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu việc thực hiện chức năng QLNN về ĐTN cho LĐNT của một số địa phƣơng và một số quốc gia; trên cơ sở quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, có thể so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh nhƣ sau:

Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền phải chỉ đạo thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT quyết liệt bằng Chỉ thị, Đề án, kế hoạch; có sự kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, định kỳ, đƣa vào tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phƣơng, đơn vị;

Thứ hai, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, có sự phân công cụ thể trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, huy động Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tham gia tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức mở các lớp ĐTN.

Thứ ba, tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ phục vụ ĐTN cho LĐNT nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN phải đƣợc đầu tƣ đồng bộ. Cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN phải đƣợc huy động để đảm bảo về số lƣợng và đƣợc tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng dạy nghề, sƣ phạm dạy nghề.

Thứ bốn, tập trung chỉ đạo công tác ĐTN theo nhu cầu của ngƣời học và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đồng thời xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở ĐTN với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Thứ năm, phải có các chính sách phát triển công tác ĐTN cho LĐNT phù hợp với thực tế và định hƣớng phát triển KT – XH của địa phƣơng.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT phải đƣợc quan tâm đúng mức. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các cấp phải có chƣơng trình công tác hàng năm, trong đó có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ĐTN cho LĐNT. Định kỳ hằng năm, 3 năm, 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dƣơng khen thƣởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc tham gia thực hiện ĐTN cho LĐNT.

Thứ bảy, cần có chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau khi học nghề.

Tiểu kết chƣơng 1

QLNN về ĐTN cho LĐNT là một trong những vấn đề cấp bách, mang tính chiến lƣợc, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT – XH của mỗi địa phƣơng. Để có cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới, trong chƣơng 1 này đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở khoa học của đề tài giúp định hƣớng cho ngƣời nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về LĐNT, nghề, ĐTN, ĐTN cho LĐNT, QLNN về ĐTN cho LĐNT; xác định nội dung, sự cần thiết của việc QLNN về công tác ĐTN cho LĐNT trong việc thực hiện chức năng QLNN, góp phần thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời LĐNT.

Việc làm rõ những khái niệm về vấn đề LĐNT, nghề, ĐTN, ĐTN cho LĐNT, QLNN về ĐTN cho LĐNT; xác định nội dung, sự cần thiết của việc QLNN về công tác ĐTN cho LĐNT, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phƣơng, các quốc gia khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kiên Giang là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Những nghiên cứu ở chƣơng 1 là cơ sở khoa học cho việc khảo sát thực trạng QLNN về ĐTN cho LĐNT tỉnh Kiên Giang trong chƣơng 2 và đƣa ra các giải pháp ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh và lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang thôn tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Kiên Giang

 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Kiên Giang thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 6.348,53 km2, bằng 1,9% diện tích cả nƣớc. Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)