Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động

động nông thôn

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Qua 5 năm thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đã góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế nguồn lực con ngƣời trở thành một lợi thế so sánh trong thu hút và kêu gọi các nhà đầu tƣ thành lập doanh nghiệp phát triển KT – XH.

- LĐNT qua đào tạo đã nâng cao đƣợc tay nghề, tìm đƣợc việc làm,

tăng thu nhập cho gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa phƣơng. Nhiều mô hình đào tạo đƣợc tổ chức rất thành công nhƣ: thuyền trƣởng, máy trƣởng tàu cá hạng tƣ; thuyền viên tàu cá đã trang bị kiến thức về quản lý, kỹ thuật, bảo dƣỡng, sửa chữa các loại máy móc, trang thiết bị trên tàu cá, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp ngƣ dân vƣơn khơi bám biển một cách chủ động, tự tin, vừa làm kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Nghề may công nghiệp giúp LĐNT sau học nghề có việc làm tại các doanh nghiệp, thành lập tổ hợp may hoặc nhận may gia công cho doanh nghiệp. Ngoài ra các mô hình ĐTN đạt hiệu quả cao, giúp ngƣời dân có việc làm, thêm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động, tăng năng xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo nhƣ nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật xây dựng, nghiệp vụ phục vụ trên tàu du lịch, nghiệp vụ

buồng, bàn, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc hoa, cây cảnh, trồng lúa năng xuất cao, trồng rau an toàn.

- Mạng lƣới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia ĐTN cho LĐNT phủ khắp từ đồng bằng, thành phố đến vùng nông thôn, hải đảo đã góp phần tạo cơ hội học nghề cho mọi ngƣời dân nông thôn, đặt biệt là những đối tƣợng yếu thế trong xã hội nhƣ: dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, hộ nghèo, ngƣời có công cách mạng.

- Việc hỗ trợ đầu tƣ kinh phí đầu tƣ xây dựng phòng học lý thuyết, xƣởng thực hành, mua sắm trang thiết bị phục vụ về ĐTN cho LĐNT tại các

cơ sở ĐTN đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho ngƣời học nghề, giúp họ dần đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Công tác tập huấn nâng cao năng lực QLNN về ĐTN, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên ĐTN ngày càng đƣợc quan tâm, góp phần nâng cao

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên ĐTN, chuẩn hóa dần đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN.

2.4.2. Những hạn chế

- Thời gian qua, công tác ĐTN cho LĐNT tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT – XH của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc hiện vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra và chƣa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh; lao động tốt nghiệp khi vào làm tại doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng đƣợc.

- Đề án ĐTN cho LĐNT tuy đã đƣợc cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhƣng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhiều nơi chƣa chặt chẽ; chƣa xây dựng quy chế để phân

công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo; công tác tuyên truyền thiếu thông tin và thời lƣợng; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án chƣa thƣờng xuyên; chuyển biến trong ĐTN cho LĐNT tuy có nâng lên nhƣng hiệu quả chƣa cao; việc triển khai và nhân rộng các mô hình chƣa sát với ngành nghề của ngƣời dân trên địa bàn.

- Một số địa phƣơng chƣa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của LĐNT từ đó chƣa phát huy việc ĐTN gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chƣa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo và phát triển KT – XH.

- Chƣa lồng ghép một cách đồng bộ, có hiệu quả giữa Đề án ĐTN cho LĐNT với các Đề án, dự án khác có liên quan nhƣ: đề án ĐTN cho bộ đội xuất ngũ, đề án xây dựng xã nông thôn mới. Sau đào tạo vẫn còn một bộ phận LĐNT không tìm đƣợc việc làm hoặc có việc làm nhƣng không đúng với ngành nghề đã học.

- Mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy đƣợc thành lập và phân bố rộng khắp các huyện, thành phố nhƣng vẫn chƣa đƣợc hợp lý, đào tạo theo hƣớng đa ngành nghề, chƣa xây dựng quy hoạch mạng lƣới trƣờng nghề trên cơ sở năng lực thế mạnh của trƣờng; chƣa hình thành đƣợc những trƣờng nghề chất lƣợng cao. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tuy ngày càng đƣợc mở rộng, nâng cấp nhƣng chủ yếu vẫn là cơ sở đào tạo công lập, chƣa có cơ sở đào tạo ngoài công lập có quy mô lớn và đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh để cùng tham gia giáo dục nghề nghiệp cho ngƣời lao động.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên tại một số cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, một số cơ sở

đào tạo không có giáo viên cơ hữu hoặc có giáo viên nhƣng không phù hợp với ngành nghề đào tạo đã đăng ký hoạt động.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

- Do nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí chiến lƣợc của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về vai trò của công tác ĐTN để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực LĐNT chƣa đầy đủ.

- Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề theo Chỉ thị số 10-CT/TW thực hiện chƣa đúng quy định. Mặt khác, nhận thức của xã hội về học nghề vẫn chƣa đầy đủ, nặng bằng cấp nên số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông không thể đi học ở các trƣờng đại học, cao đẳng chuyên nghiệp mới vào học nghề dẫn đến công tác tuyển sinh học nghề rất khó khăn.

- Trình độ dân trí của ngƣời dân, cùng với tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại, đặc biệt là nông dân và hộ nghèo vùng nông thôn đa số còn thấp, từ đó chƣa quan tâm và tích cực học nghề để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, vƣơn lên thoát nghèo. Nhiều ngành nghề khu vực nông thôn chƣa phát triển, ngƣời học nghề làm ra sản phẩm tiêu thụ bấp bênh.

- Đầu tƣ kinh phí tổ chức ĐTN chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, nhiệm vụ

phát triển của ngành; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển ĐTN về quy mô và chất lƣợng, chƣa tập trung, đồng bộ theo nghề; các nguồn lực khác đầu tƣ cho ĐTN còn hạn chế. Ngoài ra, việc cấp kinh phí thƣờng xuyên từ ngân sách Nhà nƣớc cho các cơ sở ĐTN chƣa căn cứ vào chi phí đào tạo theo từng nghề và kết quả đầu ra;

- Công tác khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thực hiện chƣa tốt, sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động có thực hiện nhƣng chƣa đồng đều.

- Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở ĐTN vừa thiếu, vừa yếu; tiền lƣơng đối với giáo viên dạy nghề còn thấp, chƣa có bảng lƣơng riêng cho giáo viên

ĐTN; chƣa huy động đƣợc đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân tham gia quá trình đào tạo; chƣa liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp từ đó chất lƣợng đào tạo và việc giải quyết việc làm gặp khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 2

Công tác ĐTN cho LĐNT từ năm 2012 - 2016 đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ: mạng lƣới các cơ sở ĐTN đã phát triển mạnh, quy mô, ngành nghề đào tạo đã tăng nhanh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đƣợc tăng cƣờng. Công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT có nhiều đổi mới, đã cụ thể hóa đƣợc đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nhờ đó, chất lƣợng ĐTN đƣợc nâng lên, từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động; bộ máy Nhà nƣớc về ĐTN đƣợc tăng cƣờng. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ, nhƣng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Việc ban hành, tổ chức thực hiện thể chế và chính sách ĐTN cho LĐNT còn thiếu thống nhất; công tác khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT thực hiện chƣa tốt, quy hoạch mạng lƣới các cơ sở ĐTN còn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; đội ngũ giáo viên tại các cơ sở ĐTN vừa thiếu, vừa yếu; đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở ĐTN còn hạn chế, chƣa đầu tƣ cho các cơ sở ĐTN ngoài công lập; công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ĐTN nhìn chung còn ít.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

3.1. Quan điểm và định hƣớng về đào tạo nghề cho lao động nôngthôn thôn

3.1.1. Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách bảo đảm công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT.

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn ĐTN với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Đổi mới và phát triển ĐTN cho LĐNT theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia các chƣơng trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bƣớc tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Cơ sở tham gia ĐTN phải có đủ điều kiện, đƣợc hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức ĐTN khi chƣa dự báo đƣợc nơi làm việc và mức thu nhập của ngƣời lao động sau khi học.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực KT – XH ở xã phục vụ cho CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một là, QLNN về ĐTN choLĐNT theo hƣớng nhu cầu sử dụng của thị trƣờng lao động.

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là chƣa gắn liền với nhu cầu của xã hội, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, thị trƣờng lao động. Phần lớn học viên tốt nghiệp ở các trƣờng trung cấp nghề, cao đẳng nghề khó tìm đƣợc việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn đƣợc đào tạo. Học viên tốt nghiệp không có việc làm chiếm tỉ lệ cao, số đƣợc tuyển dụng nhƣng không đáp ứng đƣợc công việc, nhiều doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại.

Theo số liệu của Sở Lao động - TB&XH tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ lao động qua ĐTN năm 2016 đạt 43%, nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn chƣa tạo sự chuyển biến. Để đáp ứng mục tiêu có ít nhất 70% số LĐNT đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh công tác XHH, huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tƣ ĐTN cho LĐNT. Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở ĐTN. Gắn ĐTN với sử dụng lao động theo yêu cầu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh việc đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, gắn ĐTN với giải quyết việc làm, với thị trƣờng lao động.

Tuy nhiên, việc ĐTN theo địa chỉ và ĐTN tại doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định nhƣ: cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chƣa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trƣờng lao động; chƣa bổ sung

thƣờng xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm. Chất lƣợng ĐTN vẫn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, chƣa phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan hệ trƣờng và doanh nghiệp chƣa chặt chẽ cả về pháp lý và trách nhiệm xã hội.

Để công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT theo hƣớng nhu cầu sử dụng của thị trƣờng lao động cần tập trung vào 6 yếu tố: nội dung chƣơng trình đào tạo; đội ngũ giáo viên, giảng viên; cơ sở vật chất; dịch vụ đào tạo; tài chính; và quản lý. Các yếu tố này phải hƣớng vào đáp ứng yêu cầu đầu ra và tƣơng thích với nhau. Trong mỗi yếu tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.

Có thể nói, nội dung chƣơng trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chƣơng trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các doanh nghiệp cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chƣơng trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chƣơng trình.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên là thành tố then chốt trong đào tạo và quyết định sự thành công của đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chƣơng trình đào tạo, các giáo viên, giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần chứ không phải là dựa vào nội dung có sẵn hoặc ý muốn chủ quan của giáo viên, giảng viên.

Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp còn đƣợc thể hiện rất rõ qua việc tăng cƣờng năng lực về cơ sở vật chất cho các trƣờng, trung tâm. Đào tạo

tại doanh nghiệp, sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Nhờ đó, học viên có cơ hội đƣợc làm quen với môi trƣờng doanh nghiệp, các thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Các dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chƣơng trình đào tạo. Trong đó đặc biệt là các dịch vụ tƣ vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên.

Công nghệ đào tạo có đƣợc thực hiện tốt hay không phụ thuộc quan trọng vào nguồn tài chính. Sẽ là hết sức khó khăn nếu không muốn nói là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)