Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

thôn

1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.1. ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội, trong đó có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở ĐTN, doanh nghiệp sử dụng lao động và ngƣời LĐNT để nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. ĐTN theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn ĐTN với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững. QLNN nhằm định hƣớng mục tiêu ĐTN cho LĐNT và đề ra giải pháp tốt nhất để cân

đối cung - cầu nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH của đất nƣớc.

1.1.2. Hệ thống pháp luật về ĐTN tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTN, điều chỉnh đƣợc phần lớn quan hệ xã hội quan trọng phát sinh trong lĩnh vực ĐTN, tháo gỡ một phần những vƣớng mắc, bức xúc trong thực tiễn và cũng là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý theo chức năng và các tổ chức, cá nhân thực hiện.

1.1.3. Hệ thống văn bản, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý, môi trƣờng thuận lợi khuyến khích phát triển ĐTN. Hệ thống quy định pháp luật đã ban hành để xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về các hoạt động đầu tƣ phát triển ĐTN cho LĐNT cũng đƣợc quan tâm thực hiện, phục vụ cho công tác QLNN về ĐTN ngày càng chặt chẽ hơn.

Chính sách là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể của Đảng, Nhà nƣớc dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình KT - XH mà đề ra nhằm đạt một mục đích nhất định. Chính sách hỗ trợ ĐTN tại địa phƣơng là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể của Đảng, Nhà nƣớc tại địa phƣơng, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế KT - XH cụ thể của mình đề ra nhằm mục đích hỗ trợ ĐTN cho địa phƣơng mình đạt hiệu quả.

Hệ thống văn bản pháp luật đã xây dựng hoàn thiện và ban hành rất nhiều chính sách cho ngƣời học nghề, giáo viên tham gia ĐTN và chính sách đối với các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Chính sách ƣu tiên ĐTN cho nhóm ngƣời yếu thế nhƣ: ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác. Chính sách đối với giáo viên ĐTN từng bƣớc đƣợc quan tâm nhƣ: phụ cấp lƣu động cho giáo viên dạy ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, chế độ đãi ngộ, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề. Chính sách hỗ trợ đầu tƣ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết

bị ĐTN cho các cơ sở ĐTN. Hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cƣờng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển ĐTN. Cải tiến cơ chế phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nƣớc trong ĐTN cho LĐNT. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho việc liên doanh, liên kết đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐTN, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua ĐTN, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia ĐTN. Chính sách xã hội hóa ĐTN cũng huy động đƣợc nhiều nguồn lực ngoài ngân sách cho dạy nghề. Tại Đại hội IX xác định xã hội hóa giáo dục đƣợc coi là một trong những phƣơng thức quan trọng để đẩy mạnh phát triển giáo dục: “Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [31]. Chính sách xã hội hóa ĐTN góp phần tạo những chính sách, điều kiện để lôi cuốn, thu hút, cổ vũ mọi thành phần trong xã hội tích cực tham gia vào mọi hoạt động ĐTN; mở rộng cơ hội tiếp cận cho mọi ngƣời với học nghề, thu hút mọi nguồn lực của cộng đồng, của xã hội cho phát triển ĐTN đáp ứng cao nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Ngoài ra, còn có những chính sách khác nhƣ: ƣu đãi tạo cơ hội việc làm cho ngƣời lao động sau học nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm.

1.1.4. Ngày 27/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg về Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” với mục tiêu nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời LĐNT. Quyết định còn đƣa ra các chính

sách đối với ngƣời học, giáo viên tham gia giảng dạy, cơ sở ĐTN cho LĐNT [22].

Những cơ chế, chính sách trên đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở ĐTN, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao tay nghề cho LĐNT, giúp họ có cơ hội đƣợc học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

1.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cán bộ quản lý là ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nƣớc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trong công tác tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng cần đƣợc tổ chức một cách khoa học, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc tham gia QLNN về ĐTN hoặc cơ quan có trách nhiệm phối hợp nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện.

Bộ máy QLNN về ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng đã từng bƣớc kiện toàn từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cấp Trung ƣơng, bộ máy quản lý về ĐTN của Bộ Lao động – TB&XH là Tổng cục Dạy nghề. Tại tỉnh Kiên Giang, với chức năng là cơ quan tham mƣu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN, Sở Lao động - TB&XH với bộ phận chuyên môn là Phòng Dạy nghề, cấp huyện có Phòng Lao động - TB&XH cùng thực hiện quản lý ĐTN ở địa phƣơng.

Để công tác ĐTN cho LĐNT đƣợc triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng

nghiệp vụ thƣờng xuyên. Mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác ĐTN thuộc Phòng Lao động - TB&XH.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu cấp bách, hàng đầu đƣợc đặt ra để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay đúng nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [32, tr.130-131].

1.2.3. Điều tra khảo sát nhu cầu và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

 Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một trong những giải pháp để nâng cao chất lƣợng ĐTN cho LĐNT là làm tốt công tác điều tra, rà soát và dự báo nhu cầu ĐTN. Qua đó, xác định các nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phƣơng.

Qua khảo sát thực tế để xác định cụ thể nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của doanh nghiệp và năng lực đào tạo của cơ sở ĐTN; từ đó xây dựng kế hoạch ĐTN hàng năm sát thực tế, đồng thời có định hƣớng cho phát triển ĐTN của địa phƣơng những năm tiếp theo.

 Quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quy hoạch mạng lƣới cơ sở ĐTN phải bảo đảm mở rộng quy mô hợp

lý, trong đó cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trƣờng, lớp, cơ cấu trình độ theo yêu cầu phát triển của từng địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô ĐTN là một quá trình vừa phổ cập nghề cho ngƣời lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nhân lực tay nghề cao trong tỉnh, bám sát các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [4].

Quy hoạch mạng lƣới cơ sở ĐTN phải gắn với quy hoạch phát triển KT – XH của địa phƣơng, quy hoạch phát triển nhân lực, các quy hoạch ngành, gắn với yếu tố phát triển không gian, vùng, lãnh thổ, sự phân bố các khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phƣơng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lƣợng và chất lƣợng cao cho địa phƣơng và trong cả nƣớc.

1.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn động nông thôn

Đội ngũ giáo viên ĐTN là ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản về nghề, đồng thời cũng là ngƣời hƣớng dẫn nghề và rèn luyện tay nghề. Vì vậy, đội ngũ giáo viên ĐTN phải là những ngƣời nắm vững lý thuyết, giỏi về thực hành, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề tƣơng ứng với nghề giảng dạy. Đây đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc nâng cao chất lƣợng ĐTN ở Việt Nam. Giáo viên ĐTN giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng ĐTN.

Đầu tƣ phát triển giáo viên ĐTN có thể coi là đầu tƣ “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực thƣờng xuyên đƣợc đƣa vào các chiến lƣợc ĐTN nhƣ một mục tiêu chiến lƣợc và biện pháp đòn bẩy chính và là giải pháp đột phá trong công tác quản lý.

1.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho cơ sở đàotạo nghề cho lao động nông thôn tạo nghề cho lao động nông thôn

Cơ sở vật chất và trang thiết bị ĐTN bao gồm: phòng học, xƣởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thƣ viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất, thiết bị là những điều kiện rất cần thiết

cho hoạt động ĐTN. ĐTN là dạy và rèn kỹ năng lao động nên cần có hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị đồng bộ giúp học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành tốt kỹ năng sản xuất, thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp. Hơn nữa, muốn đào tạo đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thì cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải đƣợc trang bị đầy đủ, kịp thời, thiết bị phù hợp với công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN phải luôn luôn đƣợc đầu tƣ, đổi mới để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất theo dây chuyền tại doanh nghiệp. Có nhƣ vậy việc ĐTN mới có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị thƣờng rất lớn nên việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ĐTN cho các cơ sở ĐTN có tham gia ĐTN cho LĐNT phải có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ mô trong việc phân bổ kinh phí cho các cơ sở ĐTN và giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí trên. Vai trò này chủ yếu thuộc về Tổng cục Dạy nghề với tƣ cách là đơn vị thực hiện chức năng QLNN về ĐTN và các bộ ngành, địa phƣơng có liên quan.

Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị để ĐTN cho LĐNT còn thuộc về chính các cơ sở ĐTN trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội đƣợc huy động từ các đơn vị sử dụng lao động, các tổ chức phi chính phủ theo phƣơng châm “xã hội hóa” ĐTN cho LĐNT.

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá là một trong những giai đoạn quan trọng trong quy trình QLNN, là phƣơng thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng kỷ luật và nâng cao hiệu quả QLNN. Mục đích hoạt động thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp

luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra mang tính quyền lực nhà nƣớc là sự xem xét, phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định.

Nhà nƣớc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra lĩnh vực ĐTN để kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém; tiến tới kiểm định chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở ĐTN; nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH và xây dựng nông thôn mới.

Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá giúp nhà quản lý đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, tình hình quản lý, sử dụng kinh phí để các hoạt động của ĐTN đúng mục đích, đúng đối tƣợng để đạt hiệu quả cao, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện bảo đảm công tác ĐTN cho LĐNT đạt hiệu quả và nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai thực hiện; nhằm thiết lập kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động ĐTN, ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích của ngƣời tham gia học nghề và cơ sở ĐTN.

1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo

nghề

Nhà nƣớc thực hiện quyền lực công của mình để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTN trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ĐTN phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội. Nhà nƣớc thống nhất

quản lý hệ thống ĐTN về mục tiêu chƣơng trình, nội dung đào tạo, kế hoạch ĐTN, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ.

Nhà nƣớc quản lý lĩnh vực ĐTN thực hiện mục tiêu phát triển sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)