7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
3.2.1. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh
3.2.1.1. Cụ thể hóa các quy định, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh
Đây là giải pháp mang tính tiền đề của hệ thống giải pháp phát triển ĐTN nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nói chung, LĐNT nói riêng. Bởi vì, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách về ĐTN cho LĐNT phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh mới nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn lao động, mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu CNH – HĐH. Từ đó, làm cơ sở xây dựng đề án nâng cao chất lƣợng nguồn lao động theo từng mặt, rà soát lại đề án đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn lao động cụ thể hơn, nhằm có đƣợc một chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động hiện có và nguồn lao động trong tƣơng lai trong nông thôn. Các vấn đề của ĐTN cho LĐNT của tỉnh mới thực sự đi vào cuộc sống.
Cụ thể hóa các quy định, chính sách về ĐTN cho LĐNT cần căn cứ vào chiến lƣợc phát triển KT – XH của tỉnh, qua đó xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động. Có nhƣ vậy, các quy hoạch và kế hoạch ĐTN mới quán triệt đƣợc các quan điểm đã nêu ở trên và có tính khả thi.
Hiện tại tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh KT – XH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Về thực chất, trong các quy hoạch các vấn đề phát triển nguồn lao động đã đƣợc đề cập và đƣợc xây dựng các chỉ tiêu cùng với các chỉ tiêu phát triển KT – XH khác. Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn lao động cũng đƣợc xây dựng thành một
giải pháp để triển khai thực hiện, đây là cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch ĐTN.
Việc quy hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu chung của cả nƣớc vào điều kiện cụ thể của tỉnh, trong đó đƣa ra mục tiêu cụ thể về đào tạo từng mặt (trình độ văn hóa, chuyên môn chính, chuyên môn bổ trợ); cho từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ) và cho từng lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng). Cần xác định mục tiêu theo từng loại hình ĐTN và theo nhóm có cùng chức năng của các cơ sở ĐTN.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần phải có sự tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, cần phải thực hiện một cách đồng bộ theo đúng trình tự, trong đó có một số cơ sở cho xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, nhất là cho ĐTN đã đƣợc tiến hành. Đây là thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, cho xây dựng quy hoạch ĐTN cho LĐNT của tỉnh.
Tuy nhiên, để cụ thể hóa các quy định, chính sách cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các địa phƣơng, các ngành về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp và ở các địa phƣơng vùng núi của tỉnh. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn lao động theo hƣớng CNH – HĐH, yêu cầu của ĐTN cho LĐNT, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tƣơng lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo mới, đào tạo và đào tạo lại, đào tạo và đào tạo nâng cao trình độ.
Trƣớc mắt cố gắng bố trí sắp xếp sử dụng hết nguồn lao động đã đƣợc đào tạo và đào tạo đúng ngành, đúng nghề, một mặt để khai thác các tiềm năng hiện có về mặt chất lƣợng của nguồn lao động, mặt khác tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động tích cực tham gia vào chiến lƣợc nâng cao chất
lƣợng nguồn lao động và ĐTN sau khi đã xây dựng quy hoạch và kế hoạch. Tiếp theo đó là sử dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu ĐTN theo quy hoạch của tỉnh.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh
Chính sách với ngƣời học nghề
- Chính sách thu hút, sử dụng ngƣời lao động sau đào tạo có vai trò quan trọng kích thích ngƣời LĐNT tham gia học nghề. Các chính sách cụ thể nhƣ: tiền lƣơng, thu nhập, phƣơng tiện làm việc, cải thiện điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội đối với lao động chuyên môn kỹ thuật.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐTN, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích cho ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua ĐTN, chính
sách đối với doanh nghiệp tham gia ĐTN, tạo động lực cho việc dạy và học nghề, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với cả ngƣời học và cơ sở ĐTN. Tỉnh cần tăng cƣờng hơn nữa thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngƣời học nghề thuộc đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, bộ đội xuất ngũ, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật.
Chính sách đối với cơ sở đào tạo
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về tài chính và các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của Nhà nƣớc. - Hoàn thiện các quy định về mô hình quy chế hoạt động của các cơ sở ĐTN ngoài công lập, quy định trách nhiệm tài chính và trách nhiệm của các cơ sở ĐTN hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Quy định điều kiện, thủ tục chuyển từ loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập, thủ tục cổ phần
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở ĐTN ngoài công lập đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về ĐTN.
- Chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, cung ứng trang thiết bị đào tạo, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Chính sách thu hút học sinh tốt nghiệp loại giỏi và những ngƣời có năng lực đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh để đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao và sử dụng làm giáo viên ở các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó nhằm bổ sung giáo viên chất lƣợng cao, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở, khuyến khích cán bộ giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đƣợc đào tạo kỹ năng nghề ở các nƣớc có sự phát triển về ĐTN nhƣ Đức, Nhật, Hàn Quốc.
Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Cần hoàn chỉnh các quy định về ngạch, bậc lƣơng đối với giáo viên, giảng viên ĐTN (hiện nay chƣa có ngạch, khung, bậc lƣơng cho giảng viên, giáo viên ĐTN ở các trƣờng cao đẳng nghề và trung cấp nghề).
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh cho các giáo viên ĐTN đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng, nhất là đào tạo trình độ cao (sau đại học).
- Thực hiện chính sách ƣu đãi đặc biệt nhằm thu hút nghệ nhân, thợ bậc cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tham gia công tác ĐTN.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hoàn thiện và củng cố tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN là một yêu cầu cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách hành chính ở nƣớc ta. Việc tổ chức lại bộ máy QLNN về ĐTN không chỉ đơn thuần là sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mà điều quan trọng hơn là tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý với một biên chế hợp lý, tránh sự chồng chéo và trùng lắp.
ĐTN cho LĐNT là một mảng nhỏ trong lĩnh vực ĐTN, việc tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT nằm trong chuỗi công tác QLNN về ĐTN nói chung. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT sẽ đảm bảo tính hệ thống, có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, bộ, ngành từ tỉnh đến huyện, xã. Từ đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, định hƣớng đã đề ra đối với lĩnh vực ĐTN nói riêng và phát triển KT - XH nói chung.
Để hoàn thiện và củng cố bộ máy QLNN về ĐTN cần thống nhất một số giải pháp sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý ĐTN cho LĐNT. Sở Lao động – TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm: tham mƣu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quy hoạch hệ thống ĐTN và hoạt động ĐTN; cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách chi cho ĐTN hàng năm.
- Đầu tƣ đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc nhƣ máy tính, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện phục vụ hoạt động chuyên môn cho hoạt động của cán bộ làm công tác QLNN về ĐTN, đặc biệt là những địa bàn còn kém phát triển KT – XH, các huyện, xã nghèo miền núi.
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ đang đảm nhận công tác ĐTN tại các cấp từ đó quy hoạch đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết. Đào tạo, đào tạo lại,
bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLNN đảm bảo các đối tƣợng này đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ quản lý ĐTN.
- Riêng đối với cấp xã, Đảng ủy, chính quyền cần chủ trƣơng thành lập các tổ công tác, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Nhằm mục đích nắm bắt thƣờng xuyên các nhu cầu về học nghề, vận động các đối tƣợng tham gia khóa học, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về ĐTN.
3.2.2.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lƣới các cơ sở ĐTN trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT – XH đến năm 2020 của địa phƣơng, đảm bảo yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề cho ngƣời lao động với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo; liên thông giữa các trình độ đào tạo, linh hoạt, dễ tiếp cận và huy động đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi ngƣời, quan tâm các nhóm yếu thế trong xã hội và trên thị trƣờng lao động; gắn với nhu cầu việc làm trong nƣớc và cho xuất khẩu lao động.
Các giải pháp để từng bƣớc hình thành hệ thống cơ sở ĐTN hoàn chỉnh, cụ thể:
- Phát triển mạng lƣới cơ sở ĐTN theo 3 hƣớng: hình thành các trƣờng
cao đẳng, trung cấp có năng lực ĐTN chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ CNH – HĐH của tỉnh. Phát triển các trƣờng cao đẳng, trung cấp có năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ thuật trực tiếp của địa phƣơng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với chiến lƣợc phát triển của đại phƣơng. Phát triển các trung tâm ĐTN ở cấp huyện để tạo điều kiện phổ cập nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống cho ngƣời LĐNT, các nhóm đặc thù nhƣ bộ đội xuất ngũ, ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời bị thu hồi đất.
- Các cơ sở ĐTN của Nhà nƣớc, chủ yếu là các trƣờng cao đẳng, trung cấp có quy mô lớn, thiết bị ĐTN hiện đại để dạy các nghề kỹ thuật, công nghệ cao, nghề đặc thù cần đầu tƣ lớn mà nền kinh tế có nhu cầu.
- Phát triển mạnh các cơ sở ĐTN trong các doanh nghiệp để ĐTN trong doanh nghiệp và gắn với doanh nghiệp, kết hợp thực hành tại doanh nghiệp là chủ yếu để cập nhật công nghệ áp dụng vào sản xuất và ĐTN theo địa chỉ, gắn với việc làm.
- Phát triển các cơ sở ĐTN tƣ thục, ĐTN trong các làng nghề, các cơ sở ĐTN của tổ chức xã hội, đầu tƣ nƣớc ngoài đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động và việc làm cho ngƣời lao động.
- Đa dạng hóa các hình thức, loại hình ĐTN (chính quy, thƣờng xuyên, ĐTN tại doanh nghiệp, tại làng nghề) với các chƣơng trình, các khóa đào tạo phù hợp; coi trọng việc ĐTN theo hợp đồng, liên kết đào tạo, đào tạo lại hoặc đặt hàng giữa cơ sở ĐTN với doanh nghiệp sử dụng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi ngƣời, đặc biệt là LĐNT.