7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Năm 2011, dân số Thái Lan là 66,72 triệu ngƣời, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là 0,682, GDP tính theo sức mua tƣơng đƣơng 616,783 tỷ USD, bình quân đầu ngƣời là 9,396 USD.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, Thái Lan xác định việc phát triển nguồn nhân lực là con đƣờng duy nhất và nhanh chóng nhất. Vì vậy, Chính phủ rất quan tâm đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo trong đó có ĐTN. Từ năm 1960, nền giáo dục và đào tạo của Thái Lan đã bắt đầu phát triển mạnh với các viện đại học, các trƣờng cao đẳng và trƣờng ĐTN, viện đại học mở cả công lập và dân lập để tạo cơ hội cho ngƣời dân có thể học tập.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực đƣợc chú trọng cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề. Đây là chỗ dựa vững chắc cho thành công của CNH – HĐH Thái Lan. Chính phủ và hệ thống các trƣờng rất quan tâm đến đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động, bao gồm cả kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên ngành.
Đối với đào tạo kỹ năng chung, Nhà nƣớc chủ trƣơng đào tạo diện rộng các kỹ năng thích ứng với nhu cầu thị trƣờng thay đổi. Việc đào tạo kỹ năng chuyên ngành đƣợc tập trung cho một số ngành chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trƣờng.
Ngoài hệ thống trƣờng lớp đào tạo chuyên, Thái Lan còn áp dụng loại hình ĐTN tại các doanh nghiệp (trong doanh nghiệp có trƣờng). Đặc biệt,
Thái Lan có loại hình trƣờng đào tạo liên thông từ tiểu học lên trung học và đại học. Trong loại hình trƣờng này, học sinh ở cấp tiểu học đã đƣợc định hƣớng nghề nghiệp và đào tạo năng khiếu; lên bậc trung học, học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề; ở bậc đại học, sinh viên đƣợc đào tạo vừa chuyên sâu vừa nâng cao theo ngành nghề nhất định.
Đặc điểm nổi bậc của giáo dục đại học ở Thái Lan là các trƣờng đại học tƣ thục phát triển rất mạnh; bởi lẽ do yêu cầu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, các trƣờng và các tập đoàn kinh tế liên kết với nhau và liên kết với nƣớc ngoài để đào tạo.
Do chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có ĐTN đáp ứng sự phát triển của thị trƣờng cùng với việc quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đào tạo kỹ năng nên Thái Lan đã có một số lƣợng lớn ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng đặc biệt tại các thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng các nƣớc Trung Đông và Châu Á.
Việc học tập các mô hình đào tạo từ các nƣớc phát triển không chỉ giúp cho Chính phủ Thái Lan hoàn thiện công nghệ đào tạo nguồn nhân lực của mình, mà còn tạo mối liên kết để Chính phủ Thái Lan nhận đƣợc sự trợ giúp của nhiều nƣớc.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tiếp theo sau “sự thần kỳ Nhật Bản” về phát triển kinh tế, hiện nay, Hàn Quốc đang là một biểu tƣợng mới của thế giới, góp phần đƣa Châu Á trở thành một trong những động lực của nền kinh tế thế giới. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để tăng trƣởng kinh tế cần có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lƣợng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực “không một chính sách công nghệ cao nào có thể mang lại kết quả nếu không có chuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới”.
Thoát khỏi chiến tranh với tình trạng đất nƣớc bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, dân số đông và tình trạng thiếu lƣơng thực diễn ra khắp cả nƣớc. Thế nhƣng sau hơn 55 năm, đến nay Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nền kinh tế cũng nhƣ văn hóa xã hội. Là quốc gia có tên trong tổ chức OECD (tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) và là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Có đƣợc nhƣng thành tựu to lớn trên, trong những năm qua Hàn Quốc đã biết tận dụng mọi lợi thế, nguồn lực xã hội trong đó quan trọng nhất là việc Hàn Quốc đã rất chú trọng đến việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Đến nay Hàn Quốc đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ là nhờ có nguồn nhân lực tuyệt vời, đó là những ngƣời làm nên “phép màu của dòng sông Hàn”. Mỗi năm, năng xuất lao động tăng từ 10% đến 13%, cạnh tranh mạnh mẽ với một số nƣớc khác nhƣ Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.
Cụ thể, trong chiến lƣợc phát triển quốc gia, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhân tài để đẩy mạnh, phát triển sản xuất. Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài đối với sự phát triển đất nƣớc. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng: “Trẻ em là một bộ phận không thể tách rời khỏi nguồn tài năng trí tuệ, đƣợc coi là vốn quý nhất của quốc gia”. Vì vậy, giáo dục năng khiếu là con đƣờng tất yếu, duy nhất để một dân tộc, quốc gia sánh với thế giới.