Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những hạn chế

- Thời gian qua, công tác ĐTN cho LĐNT tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT – XH của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc hiện vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra và chƣa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh; lao động tốt nghiệp khi vào làm tại doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng đƣợc.

- Đề án ĐTN cho LĐNT tuy đã đƣợc cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhƣng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhiều nơi chƣa chặt chẽ; chƣa xây dựng quy chế để phân

công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo; công tác tuyên truyền thiếu thông tin và thời lƣợng; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án chƣa thƣờng xuyên; chuyển biến trong ĐTN cho LĐNT tuy có nâng lên nhƣng hiệu quả chƣa cao; việc triển khai và nhân rộng các mô hình chƣa sát với ngành nghề của ngƣời dân trên địa bàn.

- Một số địa phƣơng chƣa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của LĐNT từ đó chƣa phát huy việc ĐTN gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chƣa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo và phát triển KT – XH.

- Chƣa lồng ghép một cách đồng bộ, có hiệu quả giữa Đề án ĐTN cho LĐNT với các Đề án, dự án khác có liên quan nhƣ: đề án ĐTN cho bộ đội xuất ngũ, đề án xây dựng xã nông thôn mới. Sau đào tạo vẫn còn một bộ phận LĐNT không tìm đƣợc việc làm hoặc có việc làm nhƣng không đúng với ngành nghề đã học.

- Mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy đƣợc thành lập và phân bố rộng khắp các huyện, thành phố nhƣng vẫn chƣa đƣợc hợp lý, đào tạo theo hƣớng đa ngành nghề, chƣa xây dựng quy hoạch mạng lƣới trƣờng nghề trên cơ sở năng lực thế mạnh của trƣờng; chƣa hình thành đƣợc những trƣờng nghề chất lƣợng cao. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tuy ngày càng đƣợc mở rộng, nâng cấp nhƣng chủ yếu vẫn là cơ sở đào tạo công lập, chƣa có cơ sở đào tạo ngoài công lập có quy mô lớn và đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh để cùng tham gia giáo dục nghề nghiệp cho ngƣời lao động.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên tại một số cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, một số cơ sở

đào tạo không có giáo viên cơ hữu hoặc có giáo viên nhƣng không phù hợp với ngành nghề đào tạo đã đăng ký hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)