7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Tổ chức việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chỉnh trang đô
được chú trọng, vì vậy đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác quản lý đô thị phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn chuyên môn và các các lĩnh vực xã hội khác. Việc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý đô thị luôn phải được chú trọng ưu tiên hàng đầu, thông qua các khóa đào tạo nâng cao, ngắn hạn, tham quan học tập nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng một đội ngũ chuyên gia về đô thị.
Về tuyển dụng cán bộ, công chức: Do tầm quan trọng của công tác chỉnh trang đô thị, đòi hỏi phải có một đội ngũ các nhà quản lý về đô thị giỏi về chuyên môn. Vì vậy, việc tuyển dụng cán bộ, công chức rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ đầu vào nguồn nhân lực làm công tác quản lý đô thị.
Về bố trí, sử dụng cán bộ, công chức: Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ, công chức làm công tác quản lý đô thị sẽ góp phần phát huy hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chỉnh trang và phát triển đô thị; là điều kiện để cán bộ, công chức cống hiến, phát huy năng lực, đồng thời góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đô thị.
Với bộ máy quản lý như trên, có thể nói công tác tổ chức quản lý đô thị nói chung và quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị nói riêng đã và đang được quan tâm, kiện toàn và thu được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình này vẫn đang tiếp tục hoàn thiện về lâu dài cùng với việc xây dựng thể chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
1.3.3. Tổ chức việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chỉnh trang đô thị trang đô thị
Quy hoạch xây dựng đô thị là cơ sở đầu tiên và là nền tảng để nhà nước quản lý việc chỉnh trang đô thị.
Theo quy định tại Điều 18, Luật Quy hoạch Đô thị ban hành năm 2009, quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm 3 loại: “Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới; Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới; Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng”4. Việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị; công bố triển khai thực hiện quy hoạch là một trong những nội dung thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
Điều 19, Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị được quy định như sau:
“Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều này.
Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư”5
.
Tại khoản 1, Điều 31 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ về “Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị” quy định vềcơ quan trình thẩm định và phê duyệt:
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của mình và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trừ quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 19 của Luật Quy hoạch đô thị trình cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách
nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
đ) Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đồ án quy hoạch đô thị do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập;
e) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định đối với đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
Hiện nay, quy hoạch đô thị ở Việt Nam sử dụng kết hợp phương pháp
quy hoạch chiến lược hợp nhất (integrated strategic planning) và phương pháp quy hoạch có sự tham gia (parcipatory approach). Phương pháp quy hoạch chiến lược hợp nhất được xây dựng trên cơ sở phân tích SWOT hiện trạng: điểm mạnh (strongs) và điểm yếu (weakness) của môi trường bên trong (internal environment); cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) của môi trường bên ngoài (external environment) đối chiếu với các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới tầm nhìn tương lai để tìm ra các chiến lược phát triển. Từ các chiến lược sẽ có rất nhiều dự án và các nhu cầu về không gian. Đây chính là đầu vào cho quy hoạch đô thị. Đồng thời, quy hoạch chiến lược hợp nhất gắn liền với phương pháp quy hoạch có sự tham gia với sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp. Đó là sức mạnh để huy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, đã thay đổi từ quan niệm “lập quy hoạch thành phố” sang “thành phố lập quy hoạch”, kết hợp hài hòa “trên xuống” và “dưới lên”. Tuy nhiên quy hoạch chiến lược hợp nhất không thay thế được cho quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị. Đúng hơn là quy hoạch chiến lược hợp nhất như
một cái dù bao trùm lên các loại quy hoạch. Do vậy cần giao cho một đơn vị đứng ra là đầu mối hợp nhất các bản quy hoạch nêu trên. Nhận thức được trở ngại đáng kể trong quá trình quy hoạch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giao cho một đơn vị chuyên trách lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể đô thị. Việc làm này của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” là: “Rà soát hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng quy hoạch. Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trong phạm vi cả nước. Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành các nghị định của Chính phủ về công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo hướng tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung do một đầu mối chịu trách nhiệm”6.
* Quản lý về đầu tư và xây dựng nhà ở đô thị
Quản lý hành chính nhà nước đối với các đô thị được coi là một phạm trù rộng lớn và phức tạp, trong đó, quản lý sử dụng đất và nhà ở đô thị là một phần quan trọng của nội dung quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị.
Nhà ở đô thị là một loại sản phẩm vật chất, không chỉ bản thân nó có quan hệ đến quốc kế dân sinh, mà việc xây dựng nó đòi hỏi phải đầu tư một số lượng lớn vốn và vật liệu xây dựng, cần qui hoạch, thiết kế và đầu tư một số lượng lớn sức lao động; đồng thời nó còn có quan hệ mật thiết với mỹ quan, môi trường, giao thông và kết cấu hạ tầng công cộng của đô thị. Đối với việc phát triển nhà ở và bố cục nhà ở của đô thị mới, cải tạo các khu nhà cũ, tiến hành dồng bộ các hoạt động xây dựng nhà ở đô thị, không một đơn vị hoặc một ngành nào có thể giải quyết một cách riêng rẽ, Nhà nước cần đứng ra tiến hành thống nhất quản lý theo kế hoạch việc xây dựng nhà ở đô thị.
6Nguồn: Nguyễn Đăng Sơn, Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị trong cơ chế thị trường, Tạp chí Sài Gòn Đầu tư và Xây dựng, 2012.
Trong điều hành hàng hoá ng nhà ở đô thị, sự quản lý của Nhà nước đối với xây dựng nhà ở đô thị chủ yếu là:
- Tạo lập các nguồn vốn xây dựng hợp lý và ổn định. Một mặt Nhà nước cần bảo đảm một tỷ lệ tương đối ổn định vốn đầu tư nhà ở đô thị trong đầu tư xây dựng cơ bản đô thị. Mặt khác Nhà nước cần thực thi các biện pháp, chính sách hữu quan trên cơ sở huy động tích cực các mặt của xã hội vào xây dựng, bảo đảm sử dụng đúng mục đích các khoản vốn chuyên dùng cho xây dựng nhà ở đô thị.
- Tăng cường quản lý tiêu chuẩn xây dựng nhà ở đô thị. Tiêu chuẩn xây dựng nhà ở đô thị là sự quy định thống nhất của Nhà nước đối với các chỉ tiêu chủ yếu của xây dựng nhà ở đô thị trong một thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Các chỉ tiêu chủ yếu có: Diện tích, giá thành xây dựng, số tầng và chiều cao của tầng, tỷ lệ về hộ ở, chỉ tiêu tổng hợp về xây dựng dân dụng. Vấn đề quan trọng là chấp hành nghiêm chỉnh những quy định có liên quan, tăng cường quản lý tiêu chuẩn xây dựng nhà ở đô thị, giảm giá thành xây dựng nhà ở đô thị, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng nhà ở đô thị.
- Tiến hành xây dựng nhà ở đô thị một cách thống nhất. Trong việc xây dựng nhà ở đô thị, vấn đề nổi lên trước mắt là tính tự phát, lộn xộn, các đơn vị và cá nhân không nắm vững yêu cầu của việc xây dựng nhà ở đô thị, không có sự chuẩn bị cần thiết, tiến hành xây dựng nhà ở đô thị một cách tuỳ tiện. Xây dựng phân tán nhà ở đô thị đã gây ra lãng phí lớn về nhân vật lực, làm cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị không đồng bộ, mật độ dân cư đô thị ngày càng cao, môi trường sinh thái của đô thị ngày càng tồi tệ, hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư xây dựng nhà ở đô thị không cao. Vì vậy, cần tiến hành một cuộc cách mạng về xây dựng nhà ở đô thị theo kế hoạch, quy hoạch thống nhất.
Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp. Nhà nước thống nhất quản lý nhà ở bằng pháp luật nhằm bảo đảm việc duy trì, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và không ngừng phá triển quỹ
nhà ở. Chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước về nhà ở trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền quản lý Nhà nước về nhà ở tại địa phương theo sự phân cấp.
Cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về nhà ở đô thị Luật nhà ở năm 2014; Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở; Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở; Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và các văn bản pháp quy khác của Trung ương và địa phương.
Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở và công trình công cộng, Nhà nước dành một phần vốn ngân sách đầu tư, cho vay, số còn lại huy động phúc lợi và các nguồn vốn tự có khác, như huy động nguồn vốn của tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng xây dựng, phát triển. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích tạo điều kiện để nhân dân tự xây dựng nhà ở.
* Quản lý môi trường đô thị
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 6 nói riêng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Lượng rác thải ở Quận 6 ngày một nhiều, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Tình trạng ngập lụt trên địa bàn Quận đang ở mức báo động cao, đặc biệt vào mùa mưa. Mật độ cây xanh của quận chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với các thành phố trên thế giới. Việc thiếu cây xanh đã gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của thành phố.