Đổi mới quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp cơ bản

3.2.2. Đổi mới quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị

Ủy ban nhân dân Quận 6 - cấp chính quyền địa phương cần làm tốt vai trò tham mưu, đề xuất hoặc ban hành các văn bản thuộc phạm vi thẩm quyền của mình trong hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. Đây là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện và xử lý các sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện. Trong đó, cần tập trung vào các nội dung về giao trách nhiệm, quyền hạn, xác định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị cơ sở hoặc nội dung về tài chính, tức tập trung vào xử lý các mối quan hệ nội bộ cơ quan, quản lý quan hệ giữa cơ quan quyền lực với cơ quan sự nghiệp nhà nước; dự báo các tình huống công dân, tổ chức có thể vi phạm pháp luật do nhận thức không đầy đủ các quy định pháp luật của trung ương; do bản thân các văn bản, nghị định, thông tư cấp trung ương có tính chất chung, cho cả nước, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế ở một thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 6 nói riêng hoặc do nhiều nguyên nhân khác, từ đó tránh được tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý do hiểu sai hoặc cố tình vi phạm như hiện nay.

3.2.2. Đổi mới quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị đô thị

Hiện nay, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị gồm ba loại: Quy hoạch sử dụng đất (do Sở Tài nguyên - Môi trường lập), Quy hoạch xây dựng (do Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện quy hoạch đô thị lập), Quy hoạch ngành (giao thông đô thị,mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và cấp thoát nước, nhà ở, kinh tế,…) do các sở ngành trực tiếp phụ trách lập. Cả ba loại quy hoạch này đều được áp dụng từ cấp Thành phố (quy hoạch chung của Thành phố) đến cấp quận/huyện (quy hoạch chung của quận/huyện) và cấp khu vực liên phường. Ba loại quy hoạch này do các cơ quan khác nhau lập và thiếu sự phối hợp với nhau. Vì

vậy, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố theo chiều dọc và giám sát sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận trong quy hoạch đô thị nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị đáp ứng các yêu cầu chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận, Quận 6 cần xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong quản lý đô thị, công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, là tiền đề để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo và chỉnh trang đô thị. Song song với việc áp dụng các tiến bộ trong phát triển đô thị, quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho Quận 6. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Quận 6 cần tập trung triển khai Quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch tỷ lệ 1/2000 của Quận đã được Thành phố phê duyệt. Trên cơ sở các quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc, tiến hành lập và từng bước phủ kín quy chế quản lý cho các đồ án quy hoạch đã phê duyệt như: Điều chỉnh quy hoạch chung của quận, quy hoạch cụm liên phường tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết do chủ đầu tư tư nhân lập ở tỷ lệ 1/500 và 1/200. Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc (quy định quản lý về kiến trúc nhà ở biệt thự, quy định quản lý về chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở…).

Để công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị được các chủ thể tuân thủ và giảm độ vênh giữa quy hoạch và thực tiễn triển khai thực hiện, chính quyền cần có và phải tạo ra sự đồng thuận về “lợi ích chung trong dài hạn’’ giữa chính quyền và người dân để các quy định được mọi thành phần tuân thủ tốt hơn. Quan điểm lợi ích chung và tài sản công hiện nay chưa rõ đối với mọi chủ thể và chưa có được sự đồng thuận của mọi thành phần như: Khái niệm phát triển bền vững, tôn trọng tài sản công, lựa chọn các hạng mục cần bảo

tồn trong dài hạn, khái niệm công bằng, chia sẻ lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân với mức thu nhập rất khác nhau. Việc làm rõ thế nào là lợi ích chung, cụ thể hóa điều đó trong quy hoạch và tính minh bạch của các quy định là những yếu tố đảm bảo các quy định được tuân thủ (quy định về chiều cao, về nơi không được phép xây dựng hoặc xây dựng hạn chế) và sẽ được mọi người chấp nhận, hạn chế vi phạm cũng như độ vênh trong quá trình quy hoạch và triển khai thực hiện. Để làm tốt được điều này, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần tăng cường công khai và minh bạch trong quy hoạch đô thị. Các quyết định của Ủy ban nhân dân Quận 6 cần được giải thích cho nhân dân nhiều hơn nữa trên cơ sở lợi ích chung, nên được thông báo rộng rãi và tăng thêm tính minh bạch hơn nữa. Việc giải thích và thông tin rộng rãi là điều kiện để mọi người chấp nhận quy định và tuân thủ các quy định đó.

Đồng thời, trong quá trình quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần đảm bảo sự công bằng và tính đến các yếu tố tác động đến dân cư, bắt đầu từ người nghèo. Ủy ban nhân dân quận cần nghiên cứu rà soát, nắm vững địa bàn, phân tích, tìm kiếm để chỉ ra được các động lực, cơ hội phát triển cho từng khu vực. Tính khả thi, hiệu quả của các đồ án quy hoạch cần được chú trọng, tránh hiện tượng tái xuất hiện các “dự án treo” cũng như làm quy hoạch nhưng lại quá “tôn trọng hay vẽ lại hiện trạng”. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, chính quyền cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau để tạo ra sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân, cụ thể:

- Tôn trọng quyền về đất đai và tài sản trên đất của mọi người. - Có sự đảm bảo an toàn về đất đai, đặc biệt là đối với người thu nhập thấp, đây là yếu tố đảm bảo sự gắn kết xã hội.

- Công bằng trong cơ chế đền bù đối với các trường hợp thu hồi đất, dù tiền đền bù là của nhà nước hay của tư nhân.

- Thông tin, truyền thông tốt hơn và tăng tính minh bạch đối với các quyết định của nhà nước trong quá trình cải tạo đô thị.

3.2.3. Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tƣ chỉnh trang đô thị

Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 6 nói riêng, những vấn đề về đô thị đang hàng ngày trở thành vấn đề được sự quan tâm của cả xã hội. Với tốc độ đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng cao, các vấn đề của đô thị như: giao thông, hạ tầng, không gian đô thị, kiến trúc, cảnh quan đô thị… ngày càng trở nên bức thiết hơn. Trước tình hình đó, Nhà nước, chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 6 phải nghiên cứu, xem xét tìm hướng giải quyết để huy động vốn đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị nói chung và cho chỉnh trang đô thị nói riêng, trong đó mô hìnhđối tác công - tư, một giải pháp để giải quyết vấn đề vốn cho công tác chỉnh trang đô thị đang đặt ra hiện nay.

Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân (Public Private Partnership - PPP) là một khái niệm không mới trên thế giới và cũng đã hình thành ở Việt Nam được một thời gian dưới hình thức BOT, BTO, BT và đã có những dự án PPP của nhà đầu tư nước ngoài và dự án PPP trong nước trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và dịch vụ công.

Theo định nghĩa về PPP của Ngân hàng Thế giới (WB) thì mô hình PPP là quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân để thực hiện một dự án hoặc một dịch vụ do khu vực công đảm nhiệm. Còn theo định nghĩa của các chuyên gia trong nước, đối tác công - tư là hình thức nhà nước và khu vực tư nhân cùng thực hiện dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng phân chia rõ trách nhiệm lợi ích và rủi ro; theo đó một phần hoặc toàn bộ dự án sẽ do khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh, đảm bảo các lợi ích công cộng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng công trình hoặc dịch vụ do nhà nước quy định19.

19 Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Phương thức Đối tác Công - tư: Kinh nghiệm quốc tế và Khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội.

Trên thực tế, mô hình PPP là mô hình đối tác giữa một thành phố (hoặc một đơn vị hành chính) với một công ty tư nhân trong đó chính quyền giao cho công ty tư nhân việc cung cấp một loại dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, chính quyền vẫn giữ quyền chủ quản đối với hạ tầng kỹ thuật đó. Hình thức đối tác này kết hợp được giữa sứ mệnh công và hiệu quả của doanh nghiệp tư, nó cho phép chính quyền đô thị tiếp cận được với trình độ tác nghiệp chuyên nghiệp cao của doanh nghiệp đồng thời vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với các dịch vụ hạ tầng do tư nhân cung cấp cho người dân. Trong mô hình này, mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân là mối quan hệ bình đẳng theo những điều khoản được ghi trong hợp đồng.

Trong quan hệ đối tác công - tư, sự phân chia vai trò giữa chính quyền và các công ty tư nhân được xác định một cách chặt chẽ theo hợp đồng có ấn định thời hạn, thông thường vai trò của mỗi bên như sau:

Chính quyền Công ty tư nhân

- Đưa ra chính sách

- Giám sát và đánh giá hiệu quả của công ty tư nhân

- Định giá và mức độ hiệu quả - Vẫn giữ vai trò sở hữu cơ sở hạ tầng

- Có mục tiêu hiệu quả

- Quản lý hàng ngày đối với việc xây dựng và cung cấp hạ tầng kỹ thuật - Đảm bảo tính liên tục của dịch vụ - Đề xuất chương trình đầu tư vốn và xem xét dài hạn

Hạ tầng đô thị là lực lượng vật chất nền tảng của đô thị, tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống ở đô thị đều tồn tại và phát triển trên nền tảng vật chất này. Do vậy, hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của đô thị, là điều kiện để đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững. Đây cũng chính là tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá trình độ phát triển của các đô thị. Ngược lại, nếu hạ tầng kỹ thuật đô thị không đủ khả năng đáp các nhu cầu của đời sống đô thị sẽ gây ra tác động tiêu cực, cản trở đến tốc độ tăng trưởng

của đô thị và gây khó khăn cho các hoạt động ở đô thị. Ví dụ như tình trạng ách tắc giao thông sẽ gây lãng phí về thời gian và của cải xã hội do thời gian đi lại tăng lên; gây ô nhiễm môi trường không khí do khí thải tăng; sự yếu kém của hệ thống thoát nước thải sẽ gây ra ngập úng tại các khu vực đô thị, làm nước thải thoát ra ngoài hoặc tồn đọng hủy hoại đến môi trường sống của dân cư đô thị; thiếu nước sạch sinh hoạt làm đời sống sinh hoạt của người dân khó khăn và nguy cơ mắc bệnh tật tăng cao…

Quận 6 với vai trò là một quận trung tâm của Thành phố, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì hoạt động chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có ý nghĩa quan trọng. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, đẩy mạnh hoạt động chỉnh trang đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng, hoạt động chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế, do vậy nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế đô thị. Mặt khác, hoạt động chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng đóng góp rất lớn vào xã hội đô thị, điều đó được biểu hiện ở các vấn đề như: xã hội trật tự, an toàn; tâm lý thoải mái trong cuộc sống của người dân; lòng tin và sự ủng hộ của dân đối với chính quyền.

Sự tăng trưởng về quy mô dân số, kinh tế đòi hỏi chính quyền phải có tầm nhìn rõ ràng về sự phát triển của Quận 6. Để đạt được hiệu quả, chính quyền Quận cần dựa trên các quy định hiệu lực mạnh và nghiêm (đặc biệt là trong việc bảo vệ kết cấu tổ chức đô thị) và dựa trên các định hướng linh hoạt phù hợp với các biến động về kinh tế - xã hội để thương lượng với các nhà đầu tư về sự phát triển nhằm tối đa hóa hiệu ứng đòn bẩy của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Cách quản lý dựa trên quy định cứng và định hướng mềm cũng như điểm “bất

di bất dịch” và điểm “có thể thương lượng” trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 6 nói riêng đòi hỏi Ủy ban nhân dân Quận 6 phải có sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền đối với các chủ thể nhà nước và tư nhân. Điều này đòi hỏi chính quyền Quận 6 phải có các cán bộ chuyên môn được đào tạo tốt, có khả năng áp đặt hoặc thương lượng tùy trường hợp, phải có khuôn khổ hành động với các đối tác nhà nước và tư nhân ở cả cấp Thành phố lẫn cấp quận/huyện. Để quản lý thúc đẩy công tác đầu tư, huy động vốn có hiệu quả nhằm thực hiện tốt công tác chỉnh trang đô thị, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Để thu hút nguồn lực rất lớn từ trong dân vào phát triển và chỉnh trang đô thị thì những chính sách về tín dụng, về qui hoạch cần phải được minh bạch hơn nữa. Vì vậy, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần tăng cường công khai và minh bạch trong quy hoạch đô thị, trong các dự án liên quan đến chỉnh trang đô thị. Chính quyền Quận 6 phải coi tư nhân là đối tác quan trọng nhất cùng nhà nước trong phát triển đô thị. Chính quyền có ba thế mạnh để đảm bảo việc thu hút các nguồn lực cho chỉnh trang đô thị: Có sáng kiến khởi xướng các dự án lớn; có lộ trình triển khai thực hiện và có các quy định về quy hoạch đô thị để đảm bảo cho mọi nguồn lực xã hội được huy động tối đa, hiệu quả và các thành phần tham gia bình đẳng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 91)