Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp cơ bản

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác quản lý

quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị

Việc thiếu năng lực quản lý cũng như thể chế pháp luật liên quan đã dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước bị “hớ” trong quá trình thương thảo hợp đồng với các nhà đầu tư tư nhân, dẫn đến tâm lý “cảnh giác” với giới đầu tư tư nhân. Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói “Các cơ quan nhà nước không có đủ thông tin thì làm sao có thể đứng ra đại diện cho lợi ích của nhân dân và của quốc gia để đàm phán các dự án với tư nhân”. Đánh

giá của quan chức này thể hiện mối lo ngại nói chung của các nhà hoạch định chính sách trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị, Ủy ban nhân dân Quận 6 cần:

- Tiếp tục tăng cường nhân sự làm công tác quản lý quy hoạch xây dựng cho quận (đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý về hạ tầng kỹ thuật) để góp phần nâng cao năng lực tham mưu. Cần nâng cao trình độ cho nhân sự thông qua tổ chức hội nghị tập huấn, tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức Quản lý đô thị và hội thảo chuyên đề.

- Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các phòng, ban chuyên môn với các chuyên gia vững vàng về chuyên môn, am tường về luật pháp để hướng tới hình thành bộ máy chuyên sâu về quản lý quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị. Các bộ phận chuyên môn tại Quận 6 cũng cần tập trung và tăng cường năng lực để đủ khả năng triển khai và phản biện về quá trình áp dụng đồ án quy hoạch được duyệt ra thực tế cuộc sống.

- Nâng cao trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức: tăng cường tuyển chọn và bổ sung thêm các bộ công chức có trình độ chuyên môn cao về quy hoạch - kiến trúc, xây dựng cho các cấp, nhất là cấp quận/ huyện và bố trí hợp lý đúng với năng lực trình độ. Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức mới tuyển chọn, có chính sách ưu đãi nhưng đồng thời phải xử lý nghiêm những sai phạm của cán bộ, công chức.

- Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng đô thị:

+ Ở quận: Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong phòng Quản lý đô thị do một Phó trưởng phòng phụ trách.

+ Ở phường: Thành lập tổ chuyên trách thực hiện các chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về quy hoạch xây dựng.

+ Cải thiện cơ chế chính sách về tiền lương để thu hút và giữ được nhân sự làm việc ổn định và lâu dài cho các cơ quan quản lý.

3.2.5. Nâng cao nhận thức và sự phối hợp của ngƣời dân trong công tác chỉnh trang đô thị.

Những năm gần đây, các dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận 6 ngày một nhiều hơn với quy mô lớn hơn. Cơ sở pháp lý của các dự án cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị là các đồ án quy hoạch đô thị. Chất lượng sống và cơ hội phát triển của các cộng đồng phụ thuộc vào chất lượng của công tác này.

Quy hoạch đô thị là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc sử dụng quyền lực Nhà nước tác động vào quá trình tổ chức, điều hành, điều chỉnh hành vi của các bên tham gia vào việc thay đổi trong sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng, và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của chính sách và pháp luật. Thông qua các quy định điều chỉnh các hành vi xây dựng, quy định về hạn chế quyền phát triển, hoặc thậm chí bắt buộc di dời giải tỏa, quy hoạch đô thị vừa tạo cơ hội mới cho rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng, nhưng cũng có thể ảnh hưởng bất lợi trực tiếp cho một số khác. Trên thực tế, nhiều vướng mắc trong cải tạo, di dời, đền bù và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị gắn liền với những bất cập của giai đoạn lập quy hoạch đô thị. Nâng cao chất lượng tổ chức và giám sát việc lấy ý kiến của người dân khi xây dựng quy hoạch đô thị, sự tham gia của người dân trong công tác chỉnh trang đô thị là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, tạo sự đồng thuận và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các nhóm đối tượng yếu thế của xã hội.

Giờ đây, khi những mệnh lệnh mới của phát triển đô thị, đòi hỏi Quận 6 phải được cải tạo - chỉnh trang một cách mạnh mẽ thì rõ ràng dân cư trên địa bàn

Quận phải tham dự vào “một cuộc sắp xếp lại cách thức tổ chức cuộc sống xã hội” khi các cơ cấu vật lý được uốn nắn lại, đập bỏ đi một phần, xây mới lại một phần theo các mục tiêu sử dụng tối ưu không gian của khu nội thành lâu đời. Song việc cải tạo - chỉnh trang đô thị cũng bao hàm trong lòng nó những rủi ro mới, những xáo trộn mới đối với cuộc sống của các nhóm dân cư chịu tác động trực tiếp, đặc biệt đối với nhóm dân nghèo, phụ nữ, trẻ em sống tại các khu vực lụp sụp bị giải tỏa vì mục tiêu cải tạo - chỉnh trang đô thị. Nâng cao nhận thức và sự phối hợp của người dân trong công tác chỉnh trang đô thị là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là vấn đề xã hội mà chính quyền Quận 6 phải quan tâm khảo sát, đánh giá và đưa ra các biện pháp trực tiếp nhằm hóa giải các mâu thuẫn và vượt qua các khó khăn nảy sinh.

Từ sau khi có Luật Xây dựng năm 2003 và đặc biệt là Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, các nhà quản lý đã có cơ sở pháp lý ban đầu cho sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch đô thị. Dư luận cho rằng quá trình lập quy hoạch vẫn đang còn những bất cập và cộng đồng gặp khó khăn trong bảo vệ quyền lợi của mình. Những vụ việc cải tạo và chỉnh trang đô thị không nhận được sự đồng thuận của người dân trên địa bàn Quận cho chúng ta nhìn lại khâu lấy ý kiến cộng đồng trong bối cảnh chính quyền, cộng đồng và chủ đầu tư theo đuổi các mục tiêu khác nhau khi quy hoạch. Vấn đề đặt ra liệu công tác quy hoạch, triển khai thực hiện cải tạo - chỉnh trang đô thị đã giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích với các bên liên quan trong quá trình phát triển chưa? Đã đại diện cho lợi ích số đông, phản ánh đúng chính sách, đường lối và các nguyên tắc trong cải tạo phát triển và bảo vệ lợi ích công cộng chưa? Đã phản ánh được nhu cầu, xu hướng và các tín hiệu thị trường của các chủ thể bên ngoài bộ máy nhà nước chưa? Đây là vấn đề mà Ủy ban nhân dân Quận 6 cần phải tính đến trong quá trình thực hiện các dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận.

Hiện nay, quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh được công bố năm 2011 nhưng quy hoạch chung của Quận 6 hiện có rất ít thông tin được công khai. Dân chúng trên địa bàn Quận nói chung và dân cư chịu tác động trực tiếp của vấn đề cải tạo - chỉnh trang đô thị chỉ được tiếp cận một cách có hạn chế về thông tin về quy hoạch. Đôi khi người dân và kể cả báo chí cũng không biết thông tin về quy hoạch. Việc thiếu minh bạch làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc chấp nhận và tuân thủ các quy định ở tất cả các chủ thể (lãnh đạo, nhà đầu tư, người dân). Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 (Điều 21, 53 và 54) việc công bố các tài liệu quy hoạch là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật không xác định rõ các phương thức công bố thông tin quy hoạch (báo chí, truyền thông đa phương tiện, triễn lãm, trang web...) vàcũng không xác định phương thức mà người dân có thể khiếu nại về quy hoạch. Việc tổ chức công bố các sản phẩm quy hoạch cần được dự tính trước và thực hiệnvào những thời điểm quan trọng của các dự án nhằm thông tin và lấy ý kiến đóng góp. Việc thỏa thuận, hiệp thương, đặc biệt là đối với các dự án lớn, cần luôn luôn được thực hiện với quy trình rõ ràng. Hiện nay, ý kiến của người dân về các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn Quận 6 có vẻ khá hạn chế. Để nâng cao nhận thức và sự phối hợp của người dân trong công tác chỉnh trang đô thị, Ủy ban nhân dân Quận 6 phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Trong quá trình lập quy hoạch, Ủy ban nhân dân Quận 6 phải quán triệt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan tư vấn tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về cả mục đích và phạm vi, nội dung, nhiệm vụ quy hoạch bằng các hình thức như: Tổ chức công khai triển lãm về quy hoạch; công khai thông tin quy hoạch trên các phương tiện thông tin trên trang web của Ủy ban nhân dân Quận; niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân Quận,...

- Ủy ban nhân dân Quận 6 cần thông báo rõ thời gian trình bày và giải trình các ý kiến tham vấn cho cộng đồng bị ảnh hưởng bằng các công cụ tuyên truyền phù hợp, thông qua đó nâng cao trách nhiệm giám sát đảm bảo quyền lợi của cộng đồng.

- Trong quá trình thiết kế quy hoạch, bên cạnh lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, chính quyền Quận 6 cần giám sát đơn vị tư vấn về nội dung tạo điều kiện ổn định cải thiện đời sống cộng đồng và cải thiện chỗ ở các hộ dân cư. Trước khi thông qua đồ án và phê duyệt, cộng đồng cần biết ý kiến của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp phường và công khai biên bản tổng kết cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư sở tại. Trong trường hợp có vướng mắc, cộng đồng được tạo điều kiện trình bày ý kiến và Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian đủ để nghe trình bày cũng như không hạn chế phạm vi trình bày về những vấn đề thiết yếu và có liên quan mật thiết đến đời sống của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 103)