Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh quảng bình (Trang 25 - 27)

Để bảo tồn và phát huy đƣợc nguồn lợi từ rừng, thì hoạt động QLNN về BRV là hết sức cần thiết xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của rừng

Rừng là tài nguyên quan trọng và quý giá của quốc gia, đồng thời là thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên. Do đó, rừng, tài nguyên rừng và đất rừng phải đƣợc quản lý tốt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho xã hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa, tinh thần của các thế hệ hiện nay và tƣơng lai. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích về kinh tế, rừng còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, giữ nƣớc, điều hòa không khí, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đảm bảo ANQP [37]. Vì vậy, Nhà nƣớc phải quản lý công tác

BVR nhằm đảm bảo tài nguyên rừng đƣợc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, phục vụ cho lợi ích chung của toàn cộng đồng.

Thứ hai, xuất phát từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng

Mặc dù rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo nhƣng vẫn có thể bị cạn kiệt nếu chúng không đƣợc quản lý, bảo vệ và phát triển theo một chế độ thích hợp. Thực tế cho thấy, trƣớc sức ép của nhu cầu phát triển xã hội, với nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể (năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất) [37]. Đằng sau việc mất rừng là kéo theo nhiều thảm họa nhƣ sự xói mòn, cằn cỗi và nghèo kiệt đất đai, là hạn hán, lũ lụt triền miên, những động vật, thực vật quý hiếm bị mất dần.

Xuất phát từ tầm quan trọng của rừng và sự hữu hạn của tài nguyên rừng, nên bên cạnh việc trồng rừng và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý, việc BVR là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng cũng nhƣ của các quốc gia. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý, định hƣớng và điều tiết của Nhà nƣớc để thỏa mãn lợi ích cho cộng đồng hiện tại, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các thế hệ mai sau.

Thứ ba, xuất phát từ tính xã hội của công tác BVR

Ở bất kì quốc gia nào, BVR là một công việc có sự tham gia của nhiều đối tƣợng, bao gồm cả chủ rừng, các cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng khác có liên quan. Vì vậy, nó đòi hỏi không chỉ là sự tham gia, phối hợp của nhiều

ngành, nhiều cấp và nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà còn là sự phối hợp thống nhất hành động của cả khu vực, của toàn cầu. Còn nói riêng ở Việt Nam, pháp luật về BV&PTR quy định trách nhiệm BVR thuộc về toàn xã hội. [21], [37]

chức, quản lý các hoạt động đó. Chính bởi thế, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác BVR.

Thứ tư, xuất phát từ mức độ suy thoái rừng của nƣớc ta

Bên cạnh các lý do nêu trên, việc QLNN đối với công tác BVR ở Việt Nam còn xuất phát từ lý do về mức độ suy thoái rừng. Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng Việt Nam đã bị thu hẹp đáng kể, chất lƣợng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục suy giảm, ở một số địa phƣơng, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nƣơng rẫy… [37]. Những mất mát này đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả sự phát triển của xã hội một cách lâu dài. Hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, hạn hạn, sụt lở đất bất thƣờng xảy ra thời gian qua có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng [37]. Chính vì vậy, bên cạnh việc trồng và phát triển rừng, phải làm tốt công tác BVR, mà trong đó không thể thiếu vắng sự QLNN đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh quảng bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)